Cà phê và trà là những thức uống vô cùng tốt cho sức khỏe. Cà phê có chứa caffeine, một chất có thể thúc đẩy tâm trạng, sự trao đổi chất cũng như hoạt động tinh thần và thể chất của bạn.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nó an toàn cho hầu hết mọi người khi tiêu thụ với lượng thấp đến trung bình. Tuy nhiên, hấp thụ quá nhiều caffeine có thể có tác dụng phụ khó chịu và thậm chí nguy hiểm.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng gen có ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu đựng của mỗi người đối với cà phê. Một số người có thể tiêu thụ nhiều caffeine hơn những người khác mà không gặp phải tác động tiêu cực. Hơn nữa, những người không quen với caffeine có thể gặp các triệu chứng sau khi tiêu thụ dù uống lượng vừa phải.
Mặc dù cà phê rất thơm ngon và được nhiều người yêu thích nhưng nếu bạn gặp phải 9 biểu hiện dưới đây sau khi uống, có lẽ bạn đã uống quá nhiều, nên dừng lại ngay.
1. Lo lắng
Caffeine được biết là làm tăng sự tỉnh táo. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của adenosine, một chất hóa học trong não khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Đồng thời, nó kích hoạt giải phóng adrenaline, tăng năng lượng. Tuy nhiên, hấp thụ caffeine quá nhiều có thể dẫn đến lo lắng và căng thẳng.
Trên thực tế, rối loạn lo âu do caffeine là một trong bốn hội chứng liên quan đến caffeine được liệt kê trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM), được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Mỹ. Tiêu thụ caffeine hàng ngày quá cao từ 1.000 mg trở lên mỗi ngày đã được báo cáo là gây ra lo lắng, bồn chồn và các triệu chứng tương tự ở hầu hết mọi người.
Nếu bạn nhận thấy rằng bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng hoặc bồn chồn, bạn nên xem xét lượng caffeine của mình và cắt giảm nó.
2. Mất ngủ
Khả năng giúp mọi người tỉnh táo sau khi uống cà phê được biết đến rộng rãi. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều lại có thể khiến bạn khó ngủ đủ giấc.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lượng caffeine cao hơn dường như làm tăng thời gian đi vào giấc ngủ. Nó cũng có thể làm giảm tổng thời gian ngủ, đặc biệt là ở người cao tuổi. Ngược lại, lượng caffeine thấp hoặc vừa phải dường như không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ.
Điều quan trọng là tùy thuộc vào gen và một số yếu tố khác nhau mà mỗi người sẽ có thể tiêu thụ lượng caffeine khác nhau mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
3. Vấn đề tiêu hóa
Nhiều người nhận thấy rằng một tách cà phê buổi sáng sẽ giúp cho ruột hoạt động. Tác dụng nhuận tràng của cà phê được cho là do giải phóng gastrin, một loại hormone mà dạ dày sản xuất để tăng tốc độ hoạt động trong ruột kết.
Tuy nhiên, bản thân caffein dường như cũng kích thích nhu động ruột bằng cách tăng nhu động ruột, các cơn co thắt để di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa của bạn. Với tác dụng này, việc uống quá nhiều cà phê có thể dẫn đến tiêu chảy ở một số người.
Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy đồ uống có chứa caffein có thể làm trầm trọng thêm bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở một số người.
Vì cà phê có thể ảnh hưởng lớn đến chức năng tiêu hóa, bạn có thể muốn cắt giảm lượng uống hoặc chuyển sang uống trà nếu gặp bất kỳ vấn đề nào.
3. Bị nghiện cà phê
Dù có nhiều lợi ích sức khỏe, không thể phủ nhận rằng uống cà phên cũng có thể khiến bạn "nghiện" nó.
Một đánh giá chi tiết cho thấy rằng mặc dù caffeine kích hoạt một số chất hóa học trong não tương tự như cách cocaine và amphetamine gây ra, nhưng nó không gây nghiện như cách những loại thuốc này gây ra.
Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến sự phụ thuộc về tâm lý hoặc thể chất, đặc biệt là ở liều lượng cao. Trong một nghiên cứu, 16 người thường tiêu thụ nhiều, vừa phải hoặc không có caffeine đã tham gia một bài kiểm tra từ sau khi không sử dụng caffeine qua đêm. Chỉ những người sử dụng caffeine cao mới có cảm giác thèm caffeine mạnh.
Mặc dù hợp chất này dường như không gây nghiện thực sự, nhưng nếu bạn thường xuyên uống nhiều cà phê hoặc đồ uống có chứa caffein khác, rất có thể bạn sẽ bị phụ thuộc vào nó.
4. Tăng huyết áp
Nhìn chung, caffeine dường như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ ở hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nó đã được chứng minh là làm tăng huyết áp trong một số nghiên cứu do tác dụng kích thích hệ thần kinh.
Huyết áp tăng cao là một yếu tố nguy cơ gây đau tim và đột quỵ vì nó có thể làm hỏng các động mạch theo thời gian, hạn chế lưu lượng máu đến tim và não của bạn. May mắn thay, tác dụng của caffeine đối với huyết áp dường như chỉ là tạm thời. Ngoài ra, nó dường như có tác động mạnh nhất đối với những người không quen tiêu thụ nó.
Uống nhiều caffeine cũng đã được chứng minh là làm tăng huyết áp khi tập thể dục ở những người khỏe mạnh, cũng như ở những người huyết áp tăng nhẹ. Vì vậy, chú ý đến liều lượng và thời gian sử dụng cà phê là rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn đã bị huyết áp cao.
5. Nhịp tim nhanh
Tác động kích thích của lượng caffeine cao có thể khiến tim bạn đập nhanh hơn. Nó đã được chứng minh ở những người trẻ tuổi, những người uống cà phê liều lượng cao, rằng caffeine có thể làm tăng mạch của bạn. Những người có vấn đề về huyết áp và tim mạch không được khuyến khích uống cà phê.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về nhịp tim sau khi uống cà phê hay các đồ uống có chứa caffeine, hãy xem xét giảm lượng tiêu thụ của bạn.
6. Mệt mỏi
Cà phê kích thích hệ thần kinh của bạn vì hàm lượng caffein của nó và nó cũng cải thiện hiệu suất thể chất của bạn từ 11-12%. Nhưng có một mặt xấu là adenosine - một nguyên tố hóa học có trong cà phê, đầu tiên sẽ tăng và sau đó giảm xuống.
Một số nghiên cứu nhận thấy rằng sau khi uống quá nhiều cà phê, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và có thể ngủ thiếp đi. Mệt mỏi đến ngay sau khi tỉnh táo, nhưng nếu bạn tiếp tục nạp năng lượng cho bản thân suốt cả ngày, bạn có thể thoát khỏi tác động này.
7. Đi tiểu thường xuyên và khẩn cấp
Tăng đi tiểu là một tác dụng phụ thường gặp của việc tiêu thụ nhiều caffeine do tác dụng kích thích của hợp chất này lên bàng quang. Bạn có thể nhận thấy rằng bạn cần phải đi tiểu thường xuyên khi bạn uống nhiều cà phê hơn bình thường.
Nếu bạn uống nhiều cà phê và cảm thấy rằng bạn đi tiểu thường xuyên hơn hoặc gấp gáp hơn mức bình thường, thì bạn nên cắt giảm lượng thức uống của mình để xem liệu các triệu chứng của bạn có cải thiện hay không.