Ngủ là cách mà cơ thể nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Thế nhưng vẫn có người cứ ngủ dậy là bị đau đầu.
Theo thống kê, cứ trong 13 người sẽ có một người bị đau đầu buổi sáng. Chúng có thể là kết quả của việc thay đổi sinh lý trong cơ thể của bạn. Vào lúc sáng sớm, mức độ giảm đau bên trong cơ thể có thể giảm xuống. Ngoài ra, cơ thể có thể tạo ra nhiều adrenalin hơn trong thời gian này, dẫn đến chứng đau nửa đầu.
Một giấc ngủ kém chất lượng hoặc rối loạn giấc ngủ cũng có thể dẫn đến cơn đau đầu buổi sáng. Những người bị rối loạn giấc ngủ có khả năng bị đau đầu buổi sáng cao gấp 2 – 8 lần so với những người không bị rối loạn giấc ngủ.
Đa phần những cơn đau đầu đều thoáng qua nên ít ai bận tâm về nó, nhưng một khi tần suất bắt đầu dày đặc thì cần phải tìm "thủ phạm" ngay để còn điều trị. Cụ thể đó chính là 5 loại bệnh sau:
Chứng mất ngủ
Đây hầu như là nguyên nhân phổ biến của việc đau đầu mỗi sáng. Dù ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm mà thức dậy vẫn không thấy khỏe, sảng khoái thì có nghĩa bạn đã ngủ không ngon giấc. Một số dấu hiệu thường thấy của chứng mất ngủ chính là khó chìm vào giấc ngủ hoặc hay tỉnh giấc giữa đêm.
Dùng điện thoại trước khi ngủ là nguyên nhân chính khiến bạn khó vào giấc hơn, sáng dậy thì nhức đầu.
Bên cạnh đó, mất ngủ sẽ gây ra tình trạng thiếu ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt lẫn công việc. Để ngăn ngừa tận gốc, bạn cần đi khám để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh đau nửa đầu
Còn gọi là bệnh Migraine, bệnh sẽ khiến bạn thấy đau nửa đầu hoặc đau cả 2 bên. Kèm theo triệu chứng tim đập nhanh.
Tùy theo mức độ mà bệnh nhân có thể kèm theo buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động và căng thẳng cao độ. Một trong những dấu hiệu ban đầu chính là đau đầu khi thức giấc mỗi sáng.
Hầu như ai mắc phải căn bệnh này đều thấy đau nửa đầu bên trái. Người bệnh nếu không điều trị sớm sẽ dễ bị suy giảm trí nhớ, khó tập trung, trầm cảm , mù vĩnh viễn và thậm chí là đột quỵ.
Ngoài việc đi khám sớm, chị em hãy nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để giảm đau nhanh. Hãy thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn, tránh xa các chất kích thích và vận động thường xuyên, nhất là phải ăn uống khoa học. Đừng để bệnh nặng thêm rồi không "sửa chữa" kịp.
Mắc trầm cảm hoặc lo lắng
Trong một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, yếu tố đáng sợ nhất gây nên đau đầu buổi sáng mãn tính chính là lo lắng và trầm cảm. Một khi sức khỏe tinh thần đi xuống (stress, buồn phiền…) sẽ gây mất ngủ và làm cơn đau đầu trầm trọng thêm, có khi uống thuốc mấy cũng không hết.
Trầm cảm đang diễn ra âm thầm cũng có thể gây nên những cơn đau đầu khi thức giấc.
Nếu nghi ngờ bản thân đang mắc trầm cảm hoặc những bệnh lý liên quan, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Thông thường chứng bệnh này sẽ khỏi nhanh bằng thuốc hoặc trò chuyện hàng ngày. Vậy nên phụ nữ đừng để bản thân quá áp lực, hãy giao lưu và tiếp xúc với bạn bè nhiều hơn, đặc biệt đừng dồn nén nhiều tâm sự.
Do chứng ngưng thở khi ngủ
Đây là loại bệnh khá nghiêm trọng khiến bạn ngừng thở liên tục trong khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ sẽ làm thiếu oxy toàn thân và tăng huyết áp, từ đó tăng nguy cơ đau đầu như búa bổ khi thức dậy. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan như não, tim, phổi, thận… làm rối loạn chuyển hóa và đột quỵ .
Dấu hiệu rõ nét nhất minh chứng bạn đang mắc chứng này thường là ngủ ngáy, mệt mỏi cả ngày, buồn ngủ vào ban ngày và đau đầu khi thức dậy. Chứng bệnh này có thể được điều trị bằng việc giảm cân, thay đổi lối sống sinh hoạt và dùng các thiết bị đặc biệt.
Do nguyên nhân nguy hiểm khác
Một nguyên nhân khác gây bệnh có thể là do tăng áp lực khối u trong não hoặc tụ máu não. Bệnh nhân có khối u não hay đau đầu mỗi khi thức dậy, do dịch tủy não bị tăng áp lực khi bạn đang ngủ. Những khối u này lâu ngày sẽ tăng dần kích thước, căng lên và chèn ép não nên gây nên những cơn đau đầu.
Hầu như người mắc bệnh này cực kỳ hiếm nhưng bạn cũng cần phải cảnh giác. Thông thường các dấu hiệu ban đầu của khối u não thường là: Mất thị lực, uể oải cả ngày, thay đổi tâm tính và mất cân bằng cơ thể.
Làm sao để ngủ dậy không bị đau đầu?
Khi đã xác định được nguyên nhân gây đau đầu sau khi ngủ dậy, bạn có thể lên kế hoạch điều trị cụ thể, hiệu quả.
Đau đầu sau khi thức dậy xảy ra không thường xuyên có thể là do một giấc ngủ kém chất lượng gây ra. Với trường hợp đó, bạn nên thực hiện các thói quen ngủ lành mạnh bao gồm:
- Ngủ đủ giấc (người trưởng thành nên ngủ đủ 7–8 tiếng mỗi ngày) nếu ngủ trưa chỉ từ 15 – 30 phút.
- Thiết lập đồng hồ sinh học cố định bằng cách cố gắng đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày
- Tạo môi trường thuận lợi cho giấc ngủ.
- Giảm thời gian tiếp xúc với màn hình trước khi đi ngủ.
- Loại bỏ các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, socola, thuốc lá, và các loại thực phẩm được chế biến sẵn.
- Nếu cơn đau đầu là do một tình trạng sức khỏe khác gây ra, điều trị vấn đề đó sẽ làm giảm tỷ lệ đau đầu vào buổi sáng.
Ăn gì để không bị đau đầu sau ngủ?
Nếu như cảm thấy bị đau đầu sau khi ngủ dậy, cần nên bổ sung một vài thực phẩm vào chế độ ăn để cải thiện trạng thái đau đầu sau ngủ:
- Các loại cá có chứa omega-3: Đặc tính kháng viêm của omega-3 có thế làm cho chứng đau đầu cải thiện.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa có protein, canxi và axit amino cần cho não để giúp giảm đi các cơn đau đầu.
- Cải bó xôi: là thực phẩm chứa nhiều riboflavin, được chứng mình rất tốt trong việc ngăn ngừa đau đầu.
- Các loại ngũ cốc: Chúng không chỉ chứa nguồn xơ tốt, nhưng rất giàu magie có tác dụng làm dịu cơn đau đầu.