Phụ Nữ Sức Khỏe

Nấm ống tai ngoài ở trẻ

Là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với điều kiện khí hậu ẩm thấp, dễ tạo điều kiện cho các loại nấm gây bệnh phát triển, nấm ống tai ngoài là một bệnh tương đối phổ biến ở nước ta.

Đặc biệt với trẻ em, trên ống tai ngoài của chúng có nhiều những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Lỗ ống tai hẹp khiến cho dịch tiết dễ bị ứ đọng, trẻ sợ đau, quấy khóc không cho vệ sinh tai, trẻ bị viêm tai giữa (loại bệnh học phổ biến ở trẻ nhỏ), mủ tai chảy liên tục tạo điều kiện cho nấm phát triển. Ngoài ra, một số thái độ quá tích cực của các bố mẹ như: việc vệ sinh quá thường xuyên gây tổn thương thành ống tai, hay việc nhỏ tai quá nhiều bằng các thuốc kháng sinh gây tổn thương hệ vi khuẩn có ích trong ống tai ngoài cũng là những điều kiện thuận lợi cho loại bệnh lý này.

Vệ sinh tai trẻ nhỏ tại nhà chỉ nên thực hiện 1 - 2 lần một ngày bằng bông mềm

Làm sao để biết trẻ bị nấm tai?

Triệu chứng phổ biến của bệnh là ngứa tai. Trẻ thường xuyên dùng ngón tay ngoáy vào trong lỗ tai hoặc nghiêng đầu, đập tay vào bên tai bệnh.

Trong một số trường hợp cục nấm phát triển gây bịt kín ống tai ngoài, trẻ có thể có các biểu hiện kêu ù tai, nghe kém một bên (với các trẻ lớn) hay với các trẻ nhỏ là biểu hiện nghiêng đầu phía tai lành về nơi phát âm (để nghe cho rõ).

 

Thấy các biểu hiện này các bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được khám bệnh và điều trị nấm tai và các bệnh chuyên khoa kèm theo (viêm tai giữa, viêm mũi họng…) nếu có.

Trong trường hợp nếu cháu bé được khám bằng máy nội soi, thầy thuốc và bố mẹ các cháu có thể thấy các hình ảnh từng đám hay một lớp trắng đục bám ở ống, màng tai; có khi kết thành một màng trắng dễ lầm với mủ tai trong trường hợp có viêm tai giữa kèm theo; khối trắng đục lấp một phần hay cả ống tai ngoài.

Khối có thể khiến thày thuốc chẩn đoán nhầm với một nút biểu bì hay một khối cholesteatoma; nấm có thể khô như bột hay gây xuất tiết dịch nhầy; nấm còn có thể mọc thành các khuẩn lạc màu trắng trên mủ tai chảy ra (trường hợp viêm tai giữa mạn tính) khiến chẩn đoán được đặt ra là một bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma (loại bệnh tích ăn mòn xương, có thể gây biến chứng vào não và cần phải phẫu thuật sớm).

Vệ sinh tai trẻ nhỏ tại nhà chỉ nên thực hiện 1 - 2 lần một ngày bằng bông mềm

Các hình ảnh tổn thương như trên có đặc điểm là sau khi lấy sạch, sẽ phát triển lại khá nhanh (thường trong vòng vài ngày một tuần).

Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa bệnh học nấm và các loại nút biểu bì, nút ráy tai ở ống tai ngoài. Khi muốn khẳng định nghi ngờ chẩn đoán nấm ống tai ngoài, ta cần quệt lấy bệnh phẩm ống tai ngoài soi cấy xác định loại nấm và làm kháng sinh đồ nấm nếu có thể để định hướng cho điều trị.

Điều trị nấm ống tai ngoài bằng cách nào?

Sau khi đã được chẩn đoán là nấm ống tai ngoài trẻ cần được lấy bỏ tổ chức nấm và lau sạch ống tai và màng tai bằng que bông thấm cồn salycilic, tím gentian hoặc dung dịch betadin 1%. Cần làm liên tục vài ngày, mỗi ngày 1 - 2 lần (tại cơ sở điều trị chuyên khoa).

Có thể dùng kèm thêm với các thuốc diệt nấm (Nystatin) bôi tại chỗ hàng ngày. Điều trị các bệnh chuyên khoa Tai Mũi Họng khác phối hợp (viêm tai giữa mạn tính, viêm mũi họng, VA…). Ngoài ra, bố mẹ trẻ cũng cần được tư vấn để tự giải thích cho trẻ hiểu việc cần phải vệ sinh ống tai ngoài, hiểu được việc vệ sinh tai trẻ nhỏ tại nhà chỉ nên thực hiện 1 - 2 lần một ngày bằng bông mềm, tốt nhất là sau khi tắm.

Tránh thái độ quá tích cực của các bố mẹ như việc vệ sinh quá thường xuyên gây tổn thương thành ống tai, hay việc nhỏ tai quá nhiều bằng các thuốc kháng sinh gây tổn thương hệ vi khuẩn có ích trong ống tai ngoài của trẻ.

Theo BS Đào Đình Thi/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Tuyệt đối không tiêm vắc xin khi trẻ có những dấu hiệu này

Trước khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin, cha mẹ cần chú ý những biểu hiện sau đây của...

Cho trẻ ăn gì để phát triển chiều cao tối ưu nhất ngay từ khi còn nhỏ?

Giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu thường là mối quan tâm lớn của các bậc cha mẹ. Chiều...

Mẹ bị viêm gan siêu vi B có cho con bú được không?

Nuôi con bằng sữa mẹ là mục tiêu của mọi phụ nữ sau sinh. Đối với những bà mẹ bị...

Mẹ có biết: Trẻ 6 tháng ăn được những gì và cách nấu như thế nào?

Trong sáu tháng đầu tiên, trẻ hầu như chỉ nhận các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Khi trẻ được...

Hướng dẫn cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh: Đặc biệt lưu ý trẻ bị vàng da

Chăm sóc trẻ sơ sinh là việc không hề đơn giản. Có ti tỉ việc mà mẹ cần học làm...

Trẻ ăn lươn có tốt không, chế biến như thế nào để thành món ăn bài thuốc?

Lươn thuộc một họ cá mang liền, sống ở nước ngọt vùng nhiệt đới, tương tự cá chình. Ở nước...

Cho trẻ uống kháng sinh cần chú ý những điểm này để không gây tác dụng phụ

Trẻ bị bệnh thường phải sử dụng thuốc kháng sinh. Dù là loại thuốc khá phổ biến nhưng khi cho...

Tin mới nhất

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

21 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

21 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 11 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 11 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 13 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

2 ngày 22 giờ trước

MisThy đính chính

19/11/2024 11:09

Nguyên nhân Huỳnh Hiểu Minh và Angelababy ly hôn

19/11/2024 11:06

Phim Việt gây tranh luận vì nhân vật tính tiền sai

18/11/2024 09:31

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình