Phụ Nữ Sức Khỏe

Muốn trẻ hạnh phúc và thành công, hãy dạy con biết cách tức giận

Không cha mẹ nào mong đợi những cơn tức giận của con cái. Tuy nhiên, thay vì sợ hãi, bạn nên coi mỗi cơn tức giận như một cơ hội cho trẻ học cách kiểm soát cảm xúc - kỹ năng cần thiết để con hạnh phúc và thành công khi trưởng thành.

Con người không thể không tức giận, nhưng quan trọng là phải biết cách tức giận.

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Jazmine McCoy (Mỹ), cha mẹ có con nhỏ không né tránh hay đè nén cơn tức giận của con bằng mọi giá. Thay vào đó, mục tiêu là phải dạy trẻ biết cách xử lý cơn giận của mình một cách lành mạnh.

Nghiên cứu cho thấy, việc học cách điều chỉnh cảm xúc hiệu quả, đặc biệt là những cảm xúc mãnh liệt như giận dữ và buồn bã, có thể giúp trẻ em phát triển khả năng phục hồi, cải thiện khả năng tập trung và thúc đẩy phát triển nhận thức.

Các nhà tâm lý cho rằng những kỹ năng và phẩm chất đó đều là chìa khóa cho thành công và hạnh phúc của trẻ sau này.

Là cha mẹ, cách bạn nói về cơn tức giận - đặc biệt là khi phản ứng với một cơn giận bất ngờ - là chìa khóa để dạy con bạn biết đối phó với những cơn tức giận một cách phù hợp, McCoy nói.

"Chúng ta có thể tức giận. Tức giận là một cảm xúc, là một thông điệp. Cơn tức giận tồn tại để nói với chúng ta điều quan trọng nào đó. Vì vậy, hãy chú ý đến nó."

Dưới đây là 4 bước cha mẹ cần thực hiện để dạy con biết cách tức giận theo chuyên gia tâm lý McCoy.

1. Vạch ra ranh giới rõ ràng

McCoy cho biết, trẻ em cần cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu, đặc biệt là từ cha mẹ.

Trẻ nên biết rằng những cảm xúc tiêu cực mạnh là bình thường - và cha mẹ luôn sẵn sàng giúp đỡ và sẽ vẫn yêu thương trẻ vô điều kiện ngay cả khi trẻ cư xử không đúng mực.

Tuy nhiên, chấp nhận một cảm xúc không nhất thiết có nghĩa là chấp nhận hành vi có hại mà nó có thể gây ra, như la hét hoặc đánh người khác. Trong những trường hợp đó, bạn có thể nêu rõ những ranh giới không nên vượt qua.

Giả sử con bạn tức giận và bắt đầu la hét. Bạn có thể vạch ra ranh giới: "Con này, mẹ muốn nghe những điều con muốn nói. Nhưng nếu con cứ la hét thì mẹ không thể hiểu được. Hãy cùng bình tĩnh lại nhé."

2. Thừa nhận cảm xúc của con bạn

Thừa nhận sự tức giận của trẻ có thể giúp trẻ gọi tên cho những cảm xúc mãnh liệt trong lòng mình. Đó là một bước quan trọng để giúp trẻ quản lý những cảm xúc mà không cần hành động thiếu kiểm soát.

Bạn có thể làm điều này bằng cách đơn giản như hỏi con bạn điều gì khiến trẻ tức giận và tại sao (ngay cả khi bạn đã biết lý do).

 

Sau đó, bạn có thể thảo luận với trẻ về cách giải quyết vấn đề, chẳng hạn như chơi một món đồ chơi khác trong khi đợi anh/chị/em của trẻ chơi xong món đồ mà trẻ muốn ban đầu.

"Khi chúng ta dạy trẻ cách giao tiếp bằng lời nói, thì trẻ sẽ không cảm thấy mình cần phải la hét và hung dữ để truyền đạt những gì trẻ cần," McCoy nói.

McCoy cũng thích sử dụng sách thiếu nhi và các phương tiện truyền thông khác để bắt đầu cuộc trò chuyện về cảm xúc. Ví dụ, khi đọc một cuốn sách, bạn có thể hỏi trẻ vì sao nhân vật lại có vẻ buồn bã, sau đó suy nghĩ các giải pháp có thể giúp ích.

3. Giúp con bạn bình tĩnh

Dạy con bạn hít thở sâu khi bực bội là một cách phổ biến và hiệu quả để giảm thiểu những cơn tức giận.

Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý Jazmine McCoy lưu ý có một "mẹo" nhỏ để sử dụng chiến lược này hiệu quả, đó là cha mẹ hãy tự thực hành hít thở sâu trước mặt con bạn.

Bạn có thể nói với trẻ rằng bạn muốn tạm dừng cuộc trò chuyện để hít thở sâu vài lần. Cho trẻ thấy cách hít thở sâu giúp bạn bình tĩnh lại như thế nào và hãy xem trẻ có bắt chước không.

Điều quan trọng là tránh ép buộc trẻ hít thở sâu. Nếu trẻ cảm thấy bị "bắt buộc," phương pháp này có thể phản tác dụng và khiến tình hình tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn chỉ cần làm gương cho trẻ thấy tác dụng của việc hít thở sâu bằng cách tự thực hành trước mặt trẻ.

4. Đừng phản ứng với cơn tức giận bằng cách tức giận hơn

Dù bực bội đến mức nào khi nhìn thấy đứa con nhỏ của mình bỗng nhiên bùng phát cơn giận, bạn cần nhớ rằng trẻ còn quá nhỏ để điều chỉnh những cảm xúc mạnh.

Việc cha mẹ quát tháo, la hét với trẻ có thể có tác động tiêu cực lâu dài đến lòng tự trọng và sự phát triển cảm xúc của trẻ. Ngay cả khi sự khó chịu của bạn không được thể hiện bằng lời nói, con bạn vẫn có thể cảm nhận được sự tức giận của bạn, điều này có thể làm tình hình trở nên càng căng thẳng hơn.

Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng trò chuyện với con về cảm xúc thất vọng của chính bạn. 

Hãy chú ý thông điệp mà bạn đang muốn nói với con và cách bạn làm gương về việc kiểm soát cơn tức giận. Đừng tức giận, quát tháo rồi giả vờ như chưa có gì xảy ra. 

Thay vào đó, hãy nói với con: "Mẹ đã nổi nóng, mẹ xin lỗi, mẹ sẽ thay đổi và đối phó với cảm xúc tức giận bằng cách.... Mẹ sẽ làm mẫu cho con nhé."

Tóm lại, cha mẹ cần phải thừa nhận rằng tức giận là một cảm xúc bình thường và cần thiết, đồng thời cũng cần giúp trẻ con học cách thể hiện sự tức giận một cách lành mạnh.

(Theo CNBC)

Theo Hoàng Nguyên/Gia đình mới
  • Sự kiện/nhân vật/chủ đề:
  • làm mẹ

Tin liên quan

3 kiểu gia đình giúp bồi dưỡng nên những đứa trẻ ưu tú, kiểu thứ 3 cực kỳ quan trọng

Muốn trẻ học thành tài thì cha mẹ phải biết điều tiết cảm xúc, đem lại một môi trường tích...

Nghỉ hưu vẫn “làm việc bất chấp”, người phụ nữ U60 nhận cái kết đau đớn: Tuổi già buông bỏ...

Khi đã cao tuổi, điều quan trọng nhất mà chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ đó là sức...

Nếu bố có 4 tính cách này thì phải sửa đổi ngay, bằng không sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến...

Bố cần phải thay đổi mình để cuộc đời con tươi sáng hơn.

Phụ huynh ở Hà Nội chia sẻ: Tôi hối hận khi cho con học trường chuyên, hội phụ huynh đọc...

Cho con học trường chuyên, bà mẹ này thấy đây là một quyết định không đúng đắn.

Lời tâm sự chân thật của người mẹ: Tôi đã nuôi dạy con trai mình thành "đồ bỏ đi" nhưng...

Cuối cùng, trẻ sẽ chỉ phát triển thành những gì chúng có thể trở thành chứ không phải những gì...

Người phụ nữ Việt kể chuyện lạ ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới: Vợ sinh con, đàn ông...

Thụy Điển được ví như "thiên đường" của những người sắp làm cha mẹ nhờ chế độ nghỉ thai sản...

Giảng bài mãi con không hiểu, bà mẹ lên cơn vỡ mạch máu tim, não, bác sĩ cảnh báo

Đáng nói đây không phải trường hợp hiếm gặp, bác sĩ cảnh báo nhiều người cũng có thể trong "tầm...

Tin mới nhất

Bị gia đình bạn trai chê ‘vừa già vừa xấu còn tự cao’, tôi bình thản lấy điện thoại gọi...

2 giờ trước

Ngày ra tòa ly hôn, tôi đeo bộ trang sức chục tỷ khiến chồng cũ kinh ngạc ‘bật ngửa’ không...

2 giờ trước

Chồng mất hơn một tháng vợ bất ngờ được 'nhận' căn hộ gần 4 tỷ, biết sự thật đằng sau...

2 giờ trước

Nhờ xài điện thoại đôi, vợ vô tình phát hiện bí mật động trời của chồng qua shipper quen mặt

2 giờ trước

Chồng mất chưa tròn năm vợ bất ngờ được 'nhận' căn hộ gần 4 tỷ, biết sự thật đằng sau...

2 giờ trước

Nửa đêm tỉnh dậy thấy vợ đầu tóc rũ rượi, đi khắp 3 tầng lầu, chồng lén đi theo thì...

3 giờ trước

Cả nhà sốc ngất khi ông nội để lại hết tài sản cho cháu gái, sự thật động trời hé...

3 giờ trước

Nửa giờ đêm, hàng xóm đập cửa rầm rầm, tôi vội vàng ra mở thì chết lặng khi thấy bộ...

3 giờ trước

Vợ vừa sinh con, chồng viện cớ sang nhà cô hàng xóm lén lút làm một việc khiến cả nhà...

3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình