Phụ Nữ Sức Khỏe

Muốn tránh thị phi vạ miệng tốt nhất bạn nên học theo cách sau

Người xưa hay nói “cái miệng hại cái thân” thật chẳng sai. Vì những lý do sau đây, hãy bớt bớt miệng lại, nói ít thôi, bằng một nửa bình thường l

Giao tiếp ứng xử là một hoạt động thường ngày của mỗi chúng ta, thế nhưng không phải cứ thực hiện nhiều là bạn đã “thành thạo”. Trên thực tế, có nhiều nguyên tắc giao tiếp ứng xử bạn không hề biết, và chính sự không biết này vô tình làm cho bạn mắc lỗi trong quá trình giao tiếp thường nhật.

Vài nguyên tắc sau sẽ giúp bạn có những kỹ năng cần thiết để giao tiếp ứng xử tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày:

Nói nhiều thành ra nói nhảm

Trong những cuộc trò chuyện hàng ngày, ai trong chúng ta cũng phải nghe những chuyện rất tào lao và tự mò mẫm để tìm ra thông tin thực sự quan trọng, như việc đãi cát tìm vàng vậy. Nếu bạn nói nhiều, hầu hết những chuyện bạn nói đều là “cát”, cho đến khi bạn nói điều quan trọng, mọi người thường khó nhận ra giá trị của điều đó. Cứ như vậy, tiếng nói của bạn dù nhiều nhưng lại chẳng có sức nặng. Bạn thích là người nói nhiều và nói nhảm không?

Xưng hô

Luôn tuân theo tuổi tác. Hễ người lớn tuổi hơn bạn, bạn phải gọi bằng anh, chị, chú bác, cô, dì…Nếu độ tuổi chênh lệch không ít, bạn có thể xưng tên. Trong công việc, tùy cấp bậc mà người làm chức vụ thấp hơn có thể gọi cấp trên là anh/chị.

Tuyệt đối không nói chuyện nhát gừng, trống không, dù là với đối tượng nào vì điều đó thể hiện sự thiếu lịch sự, thô lỗ của người nói. Không xưng hô quá thân mật so với mối quan hệ.

Hãy nói cho người khác hiểu

Nếu bạn muốn nói gì cho người khác hiểu, hãy nói ngắn gọn và thẳng thắn vào vấn đề. Bạn càng vòng vo, giải thích dông dài thì càng khiến người nghe “lùng bùng” và chẳng hiểu bạn muốn nói gì. Dần dà, mọi người sẽ cảm thấy thật mất thì giờ để nghe bạn nói mà chẳng được giá trị gì, và bạn cũng khó mà thành công nếu bị xếp vào loại người đó.

Tránh lối nói mỉa mai, “nói mát”

Lối nói chỉ trích người khác một cách bóng gió, văn hoa, tưởng khen mà chê qua giọng điệu nguýt ngoáy luôn tạo ra ấn tượng cực xấu cho người nghe, và người nói cũng bị đánh giá không ít. Lối nỏi mỉa mai thể hiện bạn luôn có thái độ thù địch, kém vị tha và hay xét nét người khác.

Ảnh minh họa

Xem lại những bộ phim, hài kịch có nhân vật là các bà mẹ chồng với con dâu, bạn dễ bắt gặp lối nói này. Và bản thân bạn khi nghe điều đó cũng không cảm thấy thoải mái, đúng không?

Bạn sẽ không được tin tưởng khi nói quá nhiều

Ngay lần đầu tiên mọi người nghe bạn tiết lộ bí mật của ai đó hoặc nghiêm trọng hơn là bí mật của công ty, bạn sẽ chẳng bao giờ được tin tưởng để trao gửi một thông tin quan trọng gì nữa.

Những người nói nhiều thường bị xem là thiếu tin cậy và kém trung thực hơn những kẻ ít nói và lầm lì, dù thực tế những người im ỉm mới thường là kẻ giấu bài trong tay áo. Nếu bạn thích “tám” và chuyện trò huyên thuyên mọi lúc mọi nơi, bạn có thể đang tự hủy hoại cơ hội thăng tiến cũng như sự chuyên nghiệp và tính riêng tư của mình.

Người nói nhiều thường hay bị gắn mác vô duyên, một số bị quy đồng với mẫu người nịnh bợ xun xoe

Nếu bạn là một diễn giả, nói nhiều quá mức cần thiết khiến mọi người chán nản vì bạn quá lê thê, đưa ý kiến cá nhân và những thứ vớ vẩn khác vào bài nói chuyện. Bạn có muốn tạo hình ảnh như thế về mình trong mắt mọi người không?

Khen nhiều chê ít, tránh để lời nói làm hại đến bản thân

Lời nói như gió thoảng nhưng trong nhiều trường hợp, ăn nói không khéo sẽ khiến người khác tổn thương và tệ hơn nữa, làm hại chính bản thân mình. Vì vậy bạn nên lựa cách khen người khác hơn việc suốt ngày chê họ. Nên nhớ, đừng khen một cách sáo rỗng, hay khen cho có, khen lấy lòng, không có gì cũng khen thì khiến đối tượng thấy phản cảm hơn là thiện cảm. Biết cách khen đúng hoàn cảnh, đúng đối tượng sẽ khiến họ cảm kích và tin tưởng bạn nhiều hơn.

Càng nói nhiều, bạn càng dễ nói hớ

Đôi khi bạn không lường được rằng những điều mình vô tình nói ra lại thật ngu ngốc, cho đến khi bạn lĩnh đủ hậu quả từ nó. Hãy nói ít thôi, để đỡ đặt mình vào những tình huống oái ăm.

Theo Khỏe Và Đẹp

Tin liên quan

Bịa đặt chuyện thị phi và kết cục hủy nát miệng lưỡi

Hãy cùng lắng nghe câu chuyện ly kỳ này để hiểu rõ hơn về luật nhân quả.

Chữ “nhẫn” giúp nhân sinh tránh được thị phi, sống tiêu diêu tự tại chẳng ưu sầu

Chữ “nhẫn” chỉ có ở những người thông minh, có tầm nhìn xa trông rộng, người có chữ “nhẫn” trong...

5 đặc điểm nổi bật của người hay gây chuyện thị phi.

Ngoài ngôn ngữ cơ thể và những cử động của ánh mắt, vẫn còn nhiều cách khác để chúng ta...

Phật dạy khẩu nghiệp từ đâu mà ra?

Khẩu nghiệp là một trong những nghiệp lớn nhất đời người dễ phạm phải. Vậy khẩu nghiệp từ đâu...

9 kiểu nói chuyện khiến khẩu nghiệp chất chồng, cần tuyệt đối tránh nếu không dễ mang họa

Khẩu nghiệp là nghiệp mà con người dễ vướng nhất. Tuy chưa thấy ngay cái hại trước mắt, nhưng khẩu...

Tránh khẩu nghiệp, Đức Phật dạy 5 cách nói thiện lành

“Nói thẳng, nói thật” và “Tu khẩu” chỉ cách nhau có một sợi chỉ ranh giới. Bởi vậy, ta phải...

8 điều gây khẩu nghiệp cả đời tuyệt đối không nên nói

Nếu bạn muốn có cuộc sống tốt đẹp thì trước tiên bạn phải đem đến điều tốt lành cho mọi...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

17 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 12 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình