Dưới đây là những điều mẹ không nên làm vào 3 tháng cuối thai kỳ để bé yêu luôn khỏe mạnh:
Không ăn đồ tái sống
Khẩu hiệu “không ăn đồ tái sống khi mang thai” chắc chắn mẹ đã nghe rất nhiều lần từ khi bắt đầu bầu bí nhưng vẫn xin phải nhắc lại bởi nhiều mẹ nghĩ rằng đến giai đoạn này thai nhi đã hình thành đầy đủ các bộ phận nên việc ăn uống cũng dễ dãi hơn. Thực tế thì mẹ ăn đồ tái sống rất dễ nhiễm khuẩn vì chúng có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli. Chị em cũng nên nói không với thức ăn thừa trong tủ lạnh, thức ăn đóng gói sẵn và thực phẩm có chứa chất phụ gia, bảo quản.
Mẹ bầu cần tiếp tục xây dựng cho mình một chế độ ăn giàu protein, canxi, sắt, chất xơ… uống nhiều nước để thai nhi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, phát triển tốt nhất.
Ngồi nhiều giờ liền
Cho dù mẹ đang ở nhà hay ở văn phòng vì không nên ngồi quá lâu tại một vị trí. Ngồi hàng giờ liền có thể khiến mẹ đau lưng và gây áp lực lên bụng. Hãy nhớ rằng khi mang thai đến giai đoạn này, bé đã chiếm phần rất lớn trong bụng mẹ. Hãy đứng dậy thường xuyên và đi lại nhẹ nhàng, em bé sẽ rất thích và cảm ơn mẹ lắm đó.
Tránh môi trường ồn ào
Mặc dù bé vẫn đang trong tử cung mẹ nhưng những tiếng ồn ào xung quanh có thể khuấy động bé và ảnh hưởng đến thính giác đang phát triển của con. Vì vậy, mẹ nên tránh xa những nơi có nhiều tiếng động lớn, những cuộc cãi vã và nhạc quá lớn.
Chế độ ăn uống cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Có nhiều mẹ bầu bước sang giai đoạn cuối này thường lơ là việc ăn uống, một phần bởi những triệu chứng khó chịu tăng lên, một phần vì lo lắng, hồi hộp vì giai đoạn sinh nở tới gần, nhất là với mẹ mang thai lần đầu. Tuy nhiên thì mẹ nên nhớ rằng, trong thời kỳ mang thai dù ở giai đoạn nào dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Ở giai đoạn thai kỳ này, mẹ cần chú ý bổ sung các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều canxi, đạm, vitamin, những chất này có nhiều trong rau xanh, thịt nạc, cá, sữa, trái cây… các dưỡng chất không chỉ giúp bé phát triển khỏe mạnh và nó còn dự trữ lại một phần trong cơ thể mẹ để chuẩn bị cho lúc sinh như mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực và cho bé bú sau sinh.
Để tăng cường vitamin và hàm lượng khoáng chất cho cơ thể, mẹ bầu nên đưa vào bữa ăn của mình những thực phẩm như rong biển, cua, tôm, các loại đậu, thịt heo, rau củ quả…
Khi mang thai mẹ không được để cho cơ thể chịu khát quá lâu, điều này sẽ gây nguy hại đến thai nhi của mẹ. Uống nhiều nước khi mang thai sẽ giúp bé có đủ lượng nước ối cần thiết, tránh táo bón, làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Các nghiên cứu cho thấy, triệu chứng co thắt tử cung khi sinh có thể ngăn chặn được nếu mẹ uống nhiều nước. Do đó, việc để cho cơ thể mất nước, uống không đủ lượng nước cần thiết trong ngày ( 2 – 2,5 lit/ngày) sẽ khiến các hormone kích thích cơn co thắt. Khi uống mẹ cũng không nên uống nhiều một lúc mà nên chia thành nhiều ngụm nhỏ để tránh gây áp lực lên thận.