Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:
1. – Thời gian
2. – Lời nói
3. – Cơ hội
Ba điều trong đời không được đánh mất:
1. – Sự thanh thản
2. – Hy vọng
3. – Lòng trung thực
Ba thứ có giá trị nhất trong đời:
1. – Tình yêu
2. – Lòng tự tin
3. – Gia đình và Bạn bè
Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được
1. – Giấc mơ
2. – Thành công
3. – Tài sản
Ba điều trong đời làm hỏng một con người:
1. – Rượu
2. – Lòng tự cao
3. – Sự giận dữ
Ba điều làm nên giá trị một con người:
1. – Siêng năng
2. – Chân thành
3. – Thành đạt
Dễ và Khó
– Dễ là khi làm tổn thương một người mà bạn yêu thương, nhưng khó là khi hàn gắn vết thương đó.
– Dễ là khi tha thứ cho người khác, nhưng khó là khi làm cho người khác tha thứ cho mình.
– Dễ là khi chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương, nhưng khó là khi làm cho người khác cảm thấy như thế hàng ngày.
– Dễ là khi buồn bực vì một điều gì đó mất đi, nhưng khó là khi quan tâm đủ đến điều đó để đừng làm mất.
– Dễ là khi nghĩ xấu về người khác, nhưng khó là khi cho họ niềm tin.
– Dễ là khi nhận, nhưng khó là khi cho.
– Dễ là khi nằm mơ hàng đêm, nhưng khó là khi chiến đấu vì một ước mơ.
– Nếu cơ hội mãi không gõ cửa, bạn phải xem mình đã xây một cánh cửa chưa đã.
Hạnh phúc là buông bỏ
Buông bỏ chính là bí quyết của hạnh phúc, dĩ nhiên đó không phải là buông bỏ trách nhiệm, buông bỏ lương tri, mà chính là buông bỏ những mong cầu khiến cuộc sống chúng ta nặng trĩu.
Biểu tượng cảm xúc trái tim. Tốt xấu lẫn lộn, nhiều trong số chúng kéo chúng ta chậm lại, lôi cuộc sống của chúng ta xuống.
Những đổ vỡ, sai lầm hay rạn nứt tình cảm trong quá khứ mà ta cứ mãi mang theo, sự dằn vặt hay sợ hãi vô cớ đều là những chướng ngại cho những ai muốn vượt lên chính mình. Đã đến lúc bạn thực hành “buông bỏ” qua những bí quyết dưới đây:
1. Chìm đắm trong hối hận: Sai lầm của những người mắc sai lầm là dành thời gian quá lâu để dằn vặt bản thân và đau khổ vì những gì đã phạm phải.
2. Chìm đắm trong tiêu cực: Suy nghĩ bi quan và hành động tiêu cực sẽ khóa chặt bạn vào bóng đêm ảm đạm, bạn sẽ không làm nên trò trống gì trong tâm lý như thế này, đây là trạng thái huy hiểm có thể hủy hoại những gì tốt đẹp nhất.
3. Tự dằn vặt bản thân: Nhiều người tự làm khổ chính bản thân mình vì những chuyện sai lầm. – Ban đầu bạn chỉ muốn tự trách mình đề lần sau đừng mắc sai lầm tương tự, tuy nhiên sự trách móc có khi đi quá giới hạn khiến phản tác dụng, và làm bạn mất đi nhuệ khí. – Hãy coi bản thân mình là một người cần được đối xử tốt và hòa ái.
4. Buông bỏ đi định kiến: Định kiến sẽ khiến một người gặp nhiều cay đắng và phẫn uất, nó hạn chế cá nhân bạn tiếp thu cái mới và giao tiếp có ích với những người xung quanh.
5. Bị ép buộc: Bạn đang làm công việc gì đó chỉ để cho xong bởi vì cảm giác vô lý, không thoải mái hoặc bị ép buộc? – Đây là lúc bạn phải thực tâm đánh giá lại tác dụng chính và “ tác dụng phụ” của công việc mình đang làm.
6. Tìm kiếm sự công nhận: Chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm sự công nhận của ai đó. Đây là hành vi hướng ngoại làm cản trở sự tự tin cũng như tính xác thực công việc bạn đang làm.
7. Sự oán hận: Y học cổ đã tìm thấy sự oán hận thực sự là một loại vật chất, khi khởi tác dụng nó tấn công cơ thể người, và đi thẳng vào tim trước tiên. Khoa học hiện đại cũng đã công nhận điều này và khuyên những người có huyết áp cao không nên tức giận.
8. “Để mai tính”: Đây là chiến thuật trì hoãn khá hữu hiệu của những ai phá hoại cố gắng làm bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ quan trọng. – Qua năm tháng, đương đầu với nhiều khó khăn, bạn có thể đã hình thành nên tâm lý “trì hoãn” hay “sợ khó” mà không tự phát hiện ra.