Phát triển trí tuệ cho bé ngay từ khi còn trong bụng luôn là vấn đề được các mẹ quan tâm hàng đầu, nhất là thời điểm 3 tuần sau khi mới thụ thai vì đây là lúc bé bắt đầu phát triển các tế bào não bộ. Ngay từ thời điểm đó các mẹ phải ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng. Não bộ của bé sẽ phát triển rất nhanh vào khoảng giữa tuần thứ 24 đến tuần thứ 42, và những biến đổi quan trọng nhất thường xuất hiện từ tuần thứ 34.
Ở tam cá nguyệt thứ nhất, các tế bào thần kinh sẽ dần hình thành, nhưng vẫn chưa tạo nên một bộ não hoàn chỉnh. Cũng trong thời điểm này, các xung thần kinh cũng chưa định hình hướng đi rõ ràng, các giác quan chưa phát triển, vì thế thai nhi sẽ không cảm thấy đau đớn. Ở tam cá nguyệt thứ nhất, các mẹ phải cực kỳ cẩn trọng trong việc ăn uống, tránh các loại thực phẩm chứa hóa chất độc hại. Chất béo chiếm đến 70 phần trăm tỉ lệ phát triển của bé trong tam cá nguyệt thứ nhất, vì thế ăn nhiều thực phẩm tự nhiên có chứa chất béo bổ dưỡng là rất cần thiết trong thời điểm này.
Trong tam cá nguyệt thứ 2, sự vận hành của hệ thành kinh và các giác quan có tính đồng bộ hơn. Đến tháng thứ 5, thai nhi sẽ bắt đầu có cảm giác cũng như trở nên mẫn cảm hơn. Lúc này, chất béo có vai trò hỗ trợ phát triển não bộ.
Tam cá nguyệt thứ 3 là thời điểm não bộ của bé bắt đầu phát triển khả năng tiếp thu và ghi nhớ. Ăn uống bổ dưỡng vẫn là điều thiết yếu với các mẹ bầu. Dưới đây là một số loại thực phẩm cho mẹ giúp não bộ của bé tiếp tục phát triển.
1. Cá mòi để cung cấp DHA
DHA và Docosahexaenoic acid (một loại acid béo thiết yếu chứa Omega-3) có trong cá mòi và một số ít loại cá lấy dầu khác đều rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh trung ương. DHA cũng giúp bé phát triển hệ miễn dịch và thị lực. Lượng DHA dự trữ trong cơ thể mẹ được chuyển hóa vào cơ thể bé.
Có tới 500 loại vitamin chứa DHA bên cạnh các loại thực phẩm chứa DHA có chiết xuất từ rong biển. Điều có lợi nhất từ cá mòi là không như những loài cá khác, chúng có rất ít hàm lượng thủy ngân. Hơn nữa, cá mòi còn giàu vitamin D. Các mẹ bầu nên ăn ít nhất 2 bữa cá mòi mỗi tuần, trong đó một bữa cá phải có nhiều dầu. Cá hồi, cá trích…cũng là một số thực phẩm giàu DHA khác.
2. Hạt bí cung cấp kẽm
Hạt bí ngô rất giàu kẽm, cần thiết cho sự phát triển cấu trúc não bộ. Kẽm cũng kích hoạt nhiều vùng trong não bộ tiếp nhận và xử lý thông tin. Hầu hết lượng kẽm trong hạt bí ngô nằm cạnh phần vỏ, vì thế tốt nhất hãy ăn hạt bí ngô nguyên vỏ. Hàm lượng hạt bí ngô nên ăn mỗi ngày là 7 mg.
3. Rau bina cung cấp Folate
Rau bina không chỉ giàu sắt mà còn chứa hàm lượng folate tự nhiên, dưỡng chất thiết yếu cho việc sản sinh lượng DNA mới và điều hòa sự trao đổi thần kinh. Thành phần chống lão hóa từ rau bina còn giúp bảo vệ mô não của bé khỏi bị tổn thương. Hàm lượng folate được khuyến cho các mẹ mỗi ngày là 400mcg. Rau bina bị nấu quá nhừ sẽ làm mất hàm lượng dinh dưỡng trên.
4. Trứng bổ sung choline
Bên cạnh việc chứa nhiều thành phần thiết yếu cho não bộ như sắt và đạm, trứng còn rất giàu Choline, nguyên tố quan trọng để phát triển trí nhớ và khả năng học hỏi suốt đời của con người. Lượng Choline được khuyên dùng là 450mg 1 ngày. Lòng đỏ trứng được cho là giàu hàm lượng Choline nhất.
5. Khoai lang bổ sung Beta-Carotene
Beta-Carotene là thành phần thiết yếu cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của bé. Lượng Beta-Carotene các mẹ được khuyên dùng mỗi ngày thường là 700mcg. Các loại khoai lang có ruột màu cam thường chứa nhiều Beta-Carotene nhất.
6. Đậu lăng cung cấp sắt
Sắt rất quan trọng trong việc sản sinh các thành phần hóa học trong não bộ và định hình myelin, thành phần thiết yếu cho việc truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và chính xác tới não. Bên cạnh đó, sắt còn rất quan trọng trong việc vận chuyển oxy cho thai nhi. Thiếu sắt sẽ gây suy nhược thần kinh cho bé. Vì thế, các mẹ cần được hấp thu nhiều sắt. Mẹ bầu cần ít nhất 14,8mg sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Một sự kết hợp giữa đậu lăng và vitamin C sẽ giúp phát triển lượng sắt trong cơ thể của mẹ. Các mẹ cũng có thể cho thêm cà chua vào bát salad đậu lăng của mình. Thịt bò nạc, các loại cây họ đậu, thịt gà và các bữa sáng giàu ngũ cốc, rễ củ cải, cây thạch lựu,… đều là các loại thực phẩm giàu sắt khác.
7. Lạc (đậu phộng) cung cấp vitamin E
Giàu chất béo không bão hòa, Niacin, Folate và đạm, lạc (đậu phộng) cũng chứa rất nhiều vitamin E. Lượng vitamin E trong đậu phộng cung cấp DHA và bảo vệ màng não. Đậu phộng nguyên vỏ cũng là thành phần chống oxy hóa hữu hiệu. Lượng vitamin được khuyên dùng mỗi ngày là 3mg, vừa vặn cho một lát bơ đậu phộng.
8. Sữa chua cung cấp Iodine
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, các mẹ nên được hấp thụ Iodine thường xuyên khi mang thai để phòng ngừa hầu hết các vấn đề thần kinh cho bé. Dù toàn bộ các loại sữa chua đều giàu Iodine, sữa chua còn chứa nhiều đạm giúp ngăn ngừa khả năng sinh bé nhẹ cân. 140mcg Iodine là số lượng cần thiết cho mẹ mỗi ngày. Bên cạnh sữa chua, sữa tươi, đậu Hà Lan và muối Iodine đều chứa nhiều hàm lượng Iodine.
9. Quả bơ cung cấp acid béo không bão hòa
Hơn 60 phần trăm thành phần của não được cấu tạo từ chất béo. Quả bơ chứa hàm lượng cao acid oleic giúp hình thành myelin, lớp màng bảo vệ các tế bào trong hệ thần kinh trung ương. Có đến 25 đến 35 phần trăm lượng calories mỗi ngày đến từ chất béo, hầu hết là chất béo không bão hòa.