Phụ Nữ Sức Khỏe

Mùa hè uống trà xanh nhất định phải kiêng kỵ 6 điều này nếu không sẽ vô cùng hại sức khỏe

Trà xanh là thức uống tốt cho sức khỏe với nhiều chất chống oxy hóa, nhưng không phải ai cũng biết cách uống để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trải qua nhiều thế kỷ, trà xanh đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa và thảo mộc cổ truyền Ấn Độ để giúp tiêu hoá tốt, chữa lành vết thương, tăng cường sức khoẻ tim mạch, ổn định đường huyết, cải thiện tình hình tiêu hoá và thúc đẩy chức năng thần kinh.

Ảnh minh họa: Internet

Ngày nay, phương pháp cổ truyền này cũng có một nền tảng khoa học vững mạnh với rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trà xanh chứa chất chống oxy hoá (mạnh hơn gấp 8 lần vitamin C) và các chất khác giúp làm giảm cholesterol, ngừa ung thư, các bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh nướu răng và các nguy cơ lây nhiễm do vi rút, vi khuẩn.

Trà xanh cũng giúp làm dịu hệ thần kinh bằng cách làm giảm mức độ của kích thích tố căng thẳng cortisol và tuyến thượng thận trong khi chống lại những ảnh hưởng độc hại của thuốc lá.

Mặc dù nhiều công dụng, nhưng uống trà xanh cần tránh những sai lầm sau:

Không uống trà xanh để qua đêm

Trà xanh được hãm quá 12 tiếng hoặc để qua đêm sẽ sản sinh ra các amin thứ cấp, có thể chuyển đổi thành chất gây ung thư – nitrosamine. Ngoài ra, trà ngâm quá lâu còn tiết ra polyphenyles tạo ra quá trình oxy hóa tự nhiên, làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Không những thế, nếu trà hãm trong nước ấm quá lâu còn làm tăng số lượng vi sinh vật (vi khuẩn và nấm), dễ sinh bệnh cho con người dùng.

Ảnh minh họa: Internet

Không uống trà xanh khi đói

Bạn không nên uống trà xanh khi đang đói bởi trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.

Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu hay con gọi là hiện tượng "say trà".

Không uống trà quá đặc

Trong trà xanh có chứa hàm lượng caffeine và tannin nên khi dùng trà quá đặc sẽ không tốt cho sức khỏe. Hàm lượng các chất này trong trà đặc cao sẽ gây nên hiện tượng đau đầu và mất ngủ, dùng lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe.

 Không dùng nước trà xanh để uống thuốc

Nhiều người thường có thói quen dùng nước trà để uống thuốc, việc làm này là thiếu khoa học bởi có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan, gây rối loạn tiêu hóa.

Uống trà trước và ngay sau bữa ăn

Protein và chất sắt trong thức ăn gặp acid tanna sẽ kết tủa, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt. Lý do này mà trước và sau bữa ăn 20 - 30 phút không nên uống trà.

Không uống trà vào buổi sáng sớm

Trà xanh có tác dụng giúp đào thải nước ra khỏi cơ thể, giúp lợi tiểu. Sau một giấc ngủ dài, cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước đáng kể do không được cung cấp nước vào ban đêm. Vì thế, việc uống trà vào buổi sáng chỉ khiến cơ thể bạn càng mất nước nhanh hơn, thậm chí có thể gây chuột rút.

Ảnh minh họa: Internet

 Lưu ý: Với những người mắc các bệnh về sỏi thận, loét dạ dày, cao huyết áp, táo bón... trà không phải là một sự lựa chọn phù hợp. Như các bệnh nhân cao huyết áp, chất caffein trong trà sẽ kích thích tim đập nhanh hơn và làm cho huyết áp tăng cao thêm.

Cách hãm trà xanh đúng cách

Lá dùng để pha trà phải là những là bánh tẻ, không quá non cũng không quá già. Sau đó bạn nên rửa sạch, để ráo nước và vò sơ trước khi pha. Cho lá trà vào trong ấm, đổ nước sôi ngập lá trà để tráng sơ trà. Sau đó đổ hết nước tráng trà đi rồi đổ nước sôi vào đầy ấm và đậy kín nắp. Nên ủ trà bằng ấm đất hay các bình sứ được ủ nóng.

Theo M.H (th) / Gia đình và Xã hội

Tin liên quan

Vì sao người mắc bệnh Whitmore có nguy cơ tử vong cao?

Sau khi bị vi khuẩn gây bệnh Whitmore xâm nhập, cơ thể sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau,...

Loại virus có thể gây tử vong tới 40% chỉ sau cơn sốt

Người mắc căn bệnh này sẽ lên cơn sốt đột ngột kèm theo đau đầu, mệt mỏi, nhạy cảm với...

Thử nghiệm thuốc chữa ung thư trên 18 người, 100% khỏi bệnh

Sau quá trình điều trị kéo dài 6 tháng, ung thư dường như đã biến mất ở những người tham...

Chuyên gia chỉ cách ngăn muỗi gây bệnh sốt xuất huyết

Dọn sạch các chum, vại nước hoặc chậu cây cảnh có nước, hạn chế mở cửa lúc sáng sớm và...

TP.HCM thông tin về các ca bệnh sốt rét ác tính

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM ghi nhận 5 bệnh nhân sốt rét, trong đó...

Nắng mưa thất thường, cảnh báo nguy cơ viêm phổi do phế cầu khuẩn

Mưa kéo dài, xen lẫn những ngày nắng gắt ở cả miền Bắc và miền Nam khiến bệnh hô hấp...

6 loại trà giúp giảm đau do viêm họng

Đau họng là triệu chứng thường gặp của cảm lạnh thông thường. Dù không có thuốc chữa khỏi cảm lạnh,...

Tin mới nhất

Dương Triệu Vũ tung loạt ảnh từ ngày sơ sinh của con gái Bảo Anh, thừa nhận từng ngăn cản...

8 giờ trước

Mỹ Tâm tuổi 43: Gây sốt vì nhan sắc 'lão hóa ngược', đời tư không tì vết và bí ẩn...

8 giờ trước

Cuộc sống ít ai biết của 'Bé An' Hùng Thuận ở tuổi 41: Đổi đời nhờ môi giới bất động...

8 giờ trước

Mẹ ca sĩ Bảo Anh hào hứng khoe cháu cưng với mọi người, tiết lộ lý do công khai nhóc...

14 giờ trước

Nhan sắc ‘vợ đại gia’ của các sao nam Vbiz: Người xinh đẹp với thân hình 'bốc lửa', người bị...

14 giờ trước

Bật mí danh tính chồng sắp cưới của Midu: Đẹp trai, học giỏi, là thiếu gia công ty nhựa Duy...

14 giờ trước

Mỹ nhân từng là Hoa khôi Bắc Ảnh trở thành kẻ vô danh, đánh mất sự nghiệp vì 'vô ơn'...

14 giờ trước

Rầm rộ thông tin Hồ Ca đã âm thầm ly hôn bà xã trợ lý, ngoại hình già nua và...

14 giờ trước

AngelaBaby comeback trên địa hạt thời trang, tạo hình 'xấu lạ' khiến dân tình 'khóc thét'

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình