Phụ Nữ Sức Khỏe

Vì sao người mắc bệnh Whitmore có nguy cơ tử vong cao?

Sau khi bị vi khuẩn gây bệnh Whitmore xâm nhập, cơ thể sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau, điều này khiến nhiều nhân viên y tế khó nhận biết chính xác.

Whitmore vài năm gần đây được nhiều người truyền tai trong sự lo lắng, hoang mang với tên gọi bệnh do nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người".

Các chuyên gia cho rằng cách gọi này không đúng dù Whitmore cũng gây ra các tổn thương da dạng loét, hoại tử một hoặc nhiều nơi trên cơ thể. Mặc dù vậy, đây cũng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và khiến nhiều nhân viên y tế lo ngại.

Whitmore - "Kẻ bắt chước đại tài"

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Bửu Châu, Trưởng khoa Nhiễm B, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cho biết Whitmore hay Melioidosis là một bệnh lý nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra.

Bệnh này được Alfred Whitmore mô tả đầu tiên vào năm 1911 khi nghiên cứu một trường hợp bệnh ở Rangun, Myanma. Nhiều báo cáo sau đó cho thấy bệnh hiện diện ở nhiều nơi trên thế giới, ở cả người và động vật, tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Úc và Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

Vi khuẩn cũng phân lập được ở các động vật mắc bệnh như mèo (năm 1928), chó (năm 1925), ngựa, bò (năm 1930), động vật gậm nhấm và nhiều loại động vật khác.

 
Hình ảnh vi khuẩn gây bệnh Whitmore dưới kính hiển vi. Ảnh: CDC.
 

Tại Việt Nam, trường hợp bệnh Whitmore đầu tiên được tác giả Pons và Advier từ Viện Pasteur Sài Gòn báo cáo vào năm 1925 ở một thai phụ 24 tuổi sống tại Thủ Đức.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, số trường hợp mắc bệnh nhập viện khoảng 20 ca/năm.

Trong khi đó, tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết đơn vị này cũng tiếp nhận từ 80 đến 100 ca bệnh Whitmore mỗi năm.

Các bệnh nhân từ nhiều địa phương chuyển đến, tình trạng lâm sàng đa dạng song đa số đều ở mức độ trung bình trở lên.

"Điều đáng ngại là không giống bệnh nhiễm trùng khác, Whitmore không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng mà biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo chỗ xâm nhập, do đó, giới y khoa định danh căn bệnh này là kẻ bắt chước đại tài", TS Hùng nói.

 
Hình ảnh tổn thương ở bệnh nhân bệnh Whitemore tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Ảnh: BVCC.


Ông cho biết bệnh Whitmore biểu hiện nhiều triệu chứng lâm sàng nên bác sĩ thường khó chẩn đoán ban đầu thông qua khám thông thường.

Chẳng hạn, khi vi khuẩn gây bệnh Whitmore xâm nhập phổi, người bệnh có triệu chứng sốt, ho, khó thở, lâu ngày diễn tiến viêm phổi, áp xe phổi. Khi vi khuẩn xâm nhập qua da và cơ, triệu chứng bên ngoài là các khối áp xe, vết mủ, lâu ngày dẫn đến áp xe cơ, viêm mô tế bào.

Khi vi khuẩn đi vào xương, người bệnh sẽ bị viêm xương, đau nhức, sưng nề khiến đi lại khó khăn. Vi khuẩn đi vào máu gây hiện tượng nhiễm khuẩn huyết. Ngoài ra, chúng còn có thể xâm nhập cơ quan nội tạng (gan, lách...) và hệ thần kinh trung ương gây viêm màng não.

Thời điểm bệnh Whitmore vào mùa

TS Lê Quốc Hùng phân tích vi khuẩn gây bệnh Whitmore có khả năng gây bệnh ở nhiều hệ cơ quan là do chúng xâm nhập cơ thể con người qua nhiều con đường.

Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn có khả năng sống dai dẳng trong đất ẩm, cát, bùn đất, nước ô nhiễm... Chúng xâm nhập vào cơ thể người qua vết trầy xướt. Ngoài ra, người mắc bệnh còn do hít phải bào tử của chúng trong không khí.

"Whitmore gây bệnh quanh năm nhưng mùa phát bệnh nhiều nhất là mùa mưa, do vi khuẩn sống trong đất, mưa xuống gây ngập lụt, chúng đi theo dòng nước, phát tán nhiều hơn do gia tăng sự tiếp xúc của con người", ông nói thêm.

 
Những người tiếp xúc đất cát, nước... có nguy cơ mắc bệnh Whitmore cao nhất. Ảnh: Karl Joel Larsson.

Từ con đường lây nhiễm này, TS Hùng cảnh báo 2 nhóm người có nguy cơ mắc bệnh Whitmore cao nhất là nông dân, người làm nghề chăn nuôi, người tiếp xúc nhiều với nước. Trường hợp thứ 2 là người có hệ miễn dịch yếu như mắc bệnh viêm phổi mạn tính, đái tháo đường, ung thư...

Từ lúc Whitmore khởi phát triệu chứng đến khi chuyển biến nặng chỉ trong khoảng 7-10 ngày, nếu chậm trễ điều trị, người bệnh có thể tử vong, tỷ lệ lên đến 70-80%, TS Hùng cảnh báo.

Whitmore có thể được điều trị cho hiệu quả tốt bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu đến bệnh viện muộn, tổn thương từ các cơ quan lan rộng, người bệnh có thể rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng và tử vong.

Bên cạnh đó, TS Lê Quốc Hùng cũng cảnh báo Whitmore không phải chỉ phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như nhiều người lầm tưởng. Thực tế căn bệnh này xuất hiện khắp cả nước, không riêng vùng miền nào.

"Bệnh này có từ lâu. Từ thập niên 1940-1970, nhiều trường hợp bệnh Whitmore trên lính Pháp và lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã được ghi nhận. Họ gọi căn bệnh này là 'quả bom nổ chậm', bởi vi khuẩn có thể sống trong cơ thể con người đến 60 năm sau mới phát bệnh", TS Hùng nói thêm.

Do đó, nếu điều trị đúng cách, sau một thời gian, Whitmore có thể tái phát do xoắn khuẩn tồn tại lâu trong cơ thể, tái phát có thể dao động khoảng 10%.

Theo Bích Huệ/Zing

Tin liên quan

Ông già 74 tuổi bị phạt 4 năm tù vì giao cấu với bé gái 13 tuổi

Bị cáo Lê Duy Hiến, sinh năm 1948, trú tại Q.2, TPHCM, đã giao cấu với bé gái 13 tuổi...

VKSND Tỉnh Long An truy tố 6 bị can vụ 'Tịnh thất Bồng Lai'

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An ban hành cáo trạng truy tố 6 bị can trong vụ án...

Vụ con trai giết cha ở TP.HCM: Nạn nhân bị bạo hành, nhốt 10 ngày

Điều tra vụ con trai sát hại cha ruột ở TP.HCM, công an xác định Khoa đã nhốt, bạo hành...

Người đàn ông hành hung bé gái 4 tuổi: Do không kiềm chế được bản thân nên dùng chân, tay...

Tại cơ quan công an, người đàn ông 34 tuổi cho biết trong lúc nóng giận, không kiềm chế được...

Tiêm nhiều vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng tới sức khỏe?

Nhiều người dân đang lo ngại về nguy cơ tiêm nhiều vắc xin COVID-19 có thể ảnh hưởng tới sức...

Đến TP.HCM làm căn cước, ông Lê Tùng Vân lập tức bị Công an Long An triệu về địa phương

Ông Lê Tùng Vân xuất hiện tại TP.HCM làm căn cước công dân trong khi đang bị khởi tố bị...

Ông Lê Tùng Vân rời nơi cư trú, đến TP.HCM làm căn cước công dân

Công an tỉnh Long An xác nhận việc ông Lê Tùng Vân đã rời khỏi nơi cư trú. Cảnh sát...

Tin mới nhất

Giải mã hiện tượng 'rùng mình' trà sữa hành lá, cá chiên, mắm tôm...: Chuyên gia cảnh báo điều nguy...

9 giờ trước

Xót xa hai anh em đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ

9 giờ trước

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Vàng SJC duy trì mức giá ổn định nhưng vẫn cao

14 giờ trước

Nhiều thủ khoa đầu vào trường đại học mách kinh nghiệm 'chạy đua nước rút' ôn thi tốt nghiệp THPT...

14 giờ trước

Nắng nóng bao phủ khắp cả nước, miền Bắc có nơi nhiệt cao trên 39 độ C

14 giờ trước

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, Đồng Nai ghi nhận ổ dịch dại thứ 8 từ đầu năm 2024...

14 giờ trước

Trường Đại học công lập đầu tiên ở miền Bắc công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

14 giờ trước

Bé gái bị bỏ rơi được vợ chồng người Mỹ cưu mang: 4 lần về Việt Nam tìm cha mẹ...

14 giờ trước

Thử thách tìm cây chổi trong 9 giây: Nếu làm được chứng tỏ bạn có khả năng nhìn thấu mọi...

15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình