Gia đình cô Vương sống ở Bắc Kinh, năm 2013 cô Vương trong một lần kiểm tra sức khỏe bị chẩn đoán ung thư gan. Điều đáng sợ hơn là cha và anh trai của cô Vương cũng mắc bệnh ung thư gan và chết. Rốt cuộc nguyên nhân gì dẫn đến một gia đình đều không thoát khỏi bóng của bệnh ung thư? Các bác sĩ đã tiến hành và phân tích các thí nghiệm, phát hiện nguyên nhân dẫn đến gia đình cô Vương bị ung thư gan chính là aflatoxin!
1mg aflatoxin gây ung thư, 20mg gây tử vong
Aflatoxin, gây ra hàng trăm ngàn động vật chết đột ngột, nó là một loại chất có độc tính cao. Độc tính của aflatoxin B1 gấp 68 lần so với asen và gấp 10 lần kali xianua, đối với tổ chức gan aflatoxin có tính phá hủy tương đối cao.
Nó cũng là chất gây ung thư mạnh nhất mà chúng ta nên biết, nếu ăn phải 1mg aflatoxin có thể gây ung thư. Năm 1993, aflatoxin được Viện nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại là chất gây ung thư loại 1.
Uống 1mg có thể gây ung thư, và một lần uống 20mg có thể gây tử vong. Điều đặc biệt nhất là chất gây ung thư có độc tính cao này đang tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Aflatoxin được giấu trong các loại thực phẩm dưới đây
1. Mộc nhĩ ngâm lâu
Mộc nhĩ giàu protein và cellulose, bản thân nó không có độc tố. Tuy nhiên, sau một thời gian dài ngâm trong nước, nó có thể bị biến đổi chất sản sinh ra các loại độc tố hoặc là các vi sinh vật gây bệnh như nấm, vi trùng.
2. Đũa rửa chưa sạch
Bản thân của đũa không sản sinh nấm, nhưng bình thường khi chúng ta sử dụng đũa để gắp các loại thức ăn có hàm lượng tinh bột cao như cơm, ngô, đậu phộng,… các khe hở ở đũa rất dễ lưu lại tinh bột, lâu dài sẽ sinh nấm mốc, aflatoxin cũng sẽ lưu lại trên bề mặt của đũa.
3. Các loại quả hạch chuyển sang vị đắng
Nếu ăn hạt dưa mà có vị đắng, nhất định phải nhổ bỏ và đi súc miệng. Bởi vì vị đắng của các loại quả hạch ví dụ như hạt dưa chính là chất aflatoxin được sản sinh trong quá trình thực phẩm bị biến chất, nếu thường xuyên ăn vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.
4. Gạo bị biến chất
Mọi người đừng nghĩ rằng gạo mốc khi nấu chín thì có thể loại bỏ hết độc tố. Khi gạo bị biến chất rất dễ sản sinh aflatoxin, và chất này không dễ biến mất hoàn toàn khi nấu chín.
5. Ngô, đậu phộng mốc
Aflatoxin được tìm thấy trong các loại thực phẩm mốc, đặc biệt là các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, chẳng hạn như đậu phộng và ngô. Tinh bột ở nhiệt độ cao và môi trường ẩm ướt sẽ sinh ra aflatoxin, tác nhân gây ung thư gan. Gạo, kê và các loại đậu mà chúng ta thường ăn, nhất là trong môi trường nóng và ẩm, thực phẩm rất nhanh biến chất và khi bị nấm mốc chúng sẽ đe dọa tới sức khỏe con người.
6. Dầu ép ở một số cơ sở tự chế
Một số loại cây trồng để ép dầu như đậu nành, lạc,… trong quá trình bảo quản nếu bị mốc cũng có thể mang aflatoxin vào trong dầu chiết xuất. Một số xưởng nhỏ có máy ép đơn giản hoặc máy ép dầu gia dụng, thiếu quy trình loại bỏ các chất độc hại và không thể tinh luyện các nguyên liệu thô.
Nhiệt độ cao có thể tiêu diệt aflatoxin không?
Có thể, nhưng aflatoxin phải được đun nóng ở 280 °C mới có thể bị phá hủy. Bình thường nước sôi ở 100° C, vì vậy dùng nước nóng để phá hủy aflatoxin ở trong ngô, đậu phộng mốc là rất khó. Ngay cả tủ khử trừng cũng khó có thể phá hủy được aflatoxin, bởi chúng cũng có khả năng chống cự lại tia cực tím.
Làm những điều này để tránh xa “kẻ giết người” – aflatoxin
1. Dầu nóng, cho một chút muối
Sau khi làm nóng dầu trong chảo, thêm một chút muối và khuấy đều trong khoảng 20 giây. Việc làm này về cơ bản sẽ loại bỏ aflatoxin trong hầu hết các loại dầu ăn. Việc trung hòa và thoái biến aflatoxin bằng muối có thể loại bỏ được 95% aflatoxin.
2. Ăn nhiều rau lá xanh hơn
Ăn nhiều rau lá xanh có thể loại một phần chất aflatoxin mà chúng ta vô tình ăn phải hàng ngày. Bởi vì chất diệp lục có thể ngăn chặn sự hấp thụ aflatoxin và ngăn ngừa ung thư gan.
3. Siêng năng rửa tay
Ngoài thực phẩm, có rất nhiều thứ trong cuộc sống cũng có thể bị nhiễm aflatoxin, thường xuyên rửa tay là phương pháp cơ bản nhất để tránh xa các độc tố.
4. Cố gắng không tích trữ thức ăn
Cách hiệu quả nhất để tránh aflatoxin là ngăn ngừa thực phẩm bị biến chất và sản sinh ra aflatoxin. Khi mua thực phẩm, nếu phát hiện bao bì không sạch sẽ hoặc bị rách, vỡ thì không nên mua. Khi mua các loại quả hạch nên chọn gói nhỏ. Sau khi mua về nhà, để nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ thấp (tốt nhất là dưới 20 ° C, độ ẩm tương đối dưới 80%), và tránh ánh nắng trực tiếp.
5. Vứt bỏ những thứ mốc
Khi thấy các sản phẩm có dấu hiệu mốc thì nên vút đi, cũng không nên rửa thực phẩm mốc bằng nước. Bởi vì một chút aflatoxin cũng gây ngộ độc, chỉ là mắt thường không nhìn thấy được.
6. Ăn các loại hạt, cố gắng không sử dụng miệng để cắn
Khi ăn các loại hạt như hạt dưa, hướng dương, hạt bí,… cố gắng không dùng miệng cắn vỏ, hãy dùng tay bó, có thể làm giảm khả năng bị nhiễm aflatoxin.