Phụ Nữ Sức Khỏe

Món ăn, bài thuốc từ nấm kim châm

Nấm kim châm, còn có tên là câu khuẩn, phác cô, đông khuẩn, kim cô..., là một trong những loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt với một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường... Người ta thường dùng nấm kim châm với nhiều loại thực phẩm khác.

Nấm kim châm, còn có tên là câu khuẩn, phác cô, đông khuẩn, kim cô..., là một trong những loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt với một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường... Người ta thường dùng nấm kim châm với nhiều loại thực phẩm khác. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:

Công thức 1: Nấm kim châm 300 - 500g, thịt gà 150g, mực tươi 150g, trứng gà 1 quả, cà rốt, dưa chuột, gừng tươi, dầu ăn, bột đao và gia vị vừa đủ. Nấm kim châm rửa sạch, chần qua nước sôi, để ráo; mực tươi thái chỉ, chần nước sôi cùng với gừng tươi giã nát; thịt gà thái chỉ ướp gia vị, lòng trắng trứng và một chút bột đao; đổ dầu ăn vào chảo, đun nóng già rồi cho nấm, thịt gà và mực vào xào, dùng lửa to đảo nhanh tay, khi được múc ra đĩa, dùng cà rốt và dưa chuột tỉa hoa bày xung quanh, ăn nóng. Công dụng: Bổ trung ích khí, dưỡng huyết tư âm, tăng tinh ích trí.

Món ăn, bài thuốc từ nấm kim châm 1Nấm kim châm có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh hiệu quả.

Công thức 2: Nấm kim châm 150g, gan lợn luộc chín thái chỉ 150g, hẹ hoa 50g, củ cải thái chỉ 50g, nước dùng 50ml, nước gừng tươi, tỏi, dầu ăn và gia vị vừa đủ. Đổ dầu ăn vào chảo, phi tỏi cho thơm rồi cho nấm, gan lợn, củ cải vào xào, chế thêm nước gừng, gia vị và nước dùng vừa đủ, khi gần được cho hẹ hoa vào, đun to lửa, đảo nhanh tay thêm ít phút là được, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ dưỡng can, ích khí hoạt huyết, ích trí kháng ung.

Công thức 3: Nấm kim châm 300g, thịt bò 200g, măng củ 100g, củ cải 50g, khoai tây 1 củ, nước gừng tươi, nước dùng, dầu ăn và gia vị vừa đủ. Nấm kim châm rửa sạch, bỏ rễ, cắt đoạn chừng 5cm; măng củ và củ cải thái chỉ; thịt bò thái miếng mỏng to bản, ướp nước gừng và gia vị; dùng từng miếng thịt bò cuộn nấm kim chi, măng và củ cải rồi đem hấp cách thủy; tiếp đó đun sôi nước dùng, chế đủ gia vị và cho thêm một ít bột đao rồi bỏ thịt bò cuộn vào rim kỹ là được, ăn nóng với rau sống. Công dụng: kiện tỳ dưỡng can, lợi thủy tiêu thũng, ích trí kháng ung.

Công thức 4: Nấm kim châm 300g, thịt ba chỉ 150g, tôm nõn 50g, đậu Hà Lan 20g, trứng gà 1 quả, dầu ăn, bột đao và gia vị vừa đủ. Nấm rửa sạch, chần qua nước sôi, để ráo; thịt ba chỉ thái chỉ, ướp gia vị và lòng trắng trứng gà; đậu Hà Lan rửa sạch; đổ dầu ăn vào chảo, phi hành tỏi cho thơm rồi cho tôm nõn và thịt gà vào xào, đoạn cho tiếp nấm và đậu Hà Lan, đun to lửa, đảo nhanh tay chừng ít phút là được, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ dưỡng can, tư âm bổ thận, ích trí kháng ung.

Nấm kim châm dùng rất tốt cho trẻ em đang tuổi phát triển, những người suy dinh dưỡng, thiếu máu, thể chất hư nhược, bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, béo phì, đái tháo đường, ung thư... Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, nấm kim châm vị ngọt, tính mát nên những người tỳ vị hư nhược, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát thì không nên dùng.

Theo Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn/ Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Món ăn, bài thuốc từ cá chạch

Cá chạch còn có tên khác là chạch đồng, chạch bùn, là loài cá nước ngọt sống ở các các...

Khoai lang tím, dược liệu quý trong món ăn bình dân

Khoai lang tím là vị thuốc, món ăn bổ dưỡng cho nhiều đối tượng, nhưng riêng với các trường hợp...

Món ăn - bài thuốc từ chim sẻ

Theo Đông y, thịt chim sẻ có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng tráng dương ích tinh ôn kiện...

Món ăn thuốc từ móng chân lợn

Theo Đông y, móng chân lợn vị cam, tính bình, không độc, tác dụng thanh thấp nhiệt, thông ứ, tiêu...

Mẹo nhỏ để khử mùi tanh của ốc giúp món ăn ngon tuyệt cú mèo

Ốc là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên lại nhiều nhớt và bùn đất. Bạn có thể áp dụng...

Mẹo hay để khử mùi tanh của tôm để bạn có được món ăn ngon tuyệt cú mèo

Tôm là thực phẩm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng và thường xuyên góp mặt trong các bữa ăn gia...

Món ăn, bài thuốc từ hến

Theo y học cổ truyền thịt hến tên là nghiễn nhục, có vị ngọt, mặn, tính lạnh, không độc, có...

Tin mới nhất

Ăn sáng bún, phở, bánh mì hay xôi sẽ tốt hơn? Điều tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người mắc...

5 giờ trước

Loại lá giúp ‘kéo dài tuổi thọ’ bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường được khuyến khích dùng thường...

13 giờ trước

Mách cách mua thịt lợn: Những phần thịt tốt cho sức khỏe, và 4 bộ phận bẩn nhất, tuyệt đối...

13 giờ trước

Những thói quen 'đại kỵ' với nồi chiên không dầu, sử dụng sai cách có thể gây nguy hại cho...

15 giờ trước

Bắp cải là loại rau rất tốt cho sức khỏe, nhưng 4 nhóm người này tuyệt đối tránh xa

15 giờ trước

Loại củ 'siêu rẻ' được ví như ‘nhân sâm trắng’, bổ dưỡng là thế nhưng kết hợp với những thực...

1 ngày 9 giờ trước

Ăn gạo mỗi ngày nhưng không phải ai cũng phát hiện ra gạo "ngậm" hóa chất, áp dụng ngay nguyên...

1 ngày 9 giờ trước

Món ăn ‘níu chân’ du khách vùng ‘Đảo Ngọc’, người xưa chẳng ai ăn nay nổi tiếng khắp nơi, hương...

1 ngày 9 giờ trước

Mẹo hay nhận biết bún sạch hay bún ‘tẩm’ hóa chất độc hại chỉ với vài giọt nước mắm

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình