Phụ Nữ Sức Khỏe

Mổ cấp cứu kịp thời cho sản phụ bị sa dây rốn

Qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện sản phụ H bị sa dây rốn, ngay lập tức được xử trí và tiến hành chuyển mổ cấp cứu.

Ngày 30/8Ths.Bs.Ong Thanh Phong – PGĐ chuyên môn – trưởng khoa sản Bệnh viện Hoàn Mỹ Cà Mau cho biết đã cấp cứu thành công một trường hợp sản phụ bị sa dây rốn ra ngoài âm đạo cho một sản phụ chờ sinh.

Sản phụ là chị P.K.H (29 tuổi, ngụ tại Ấp Phấn Thạnh, Xã Thạnh Phú, Huyện Cái Nước, Tỉnh Cà Mau) đã đến Bệnh viện Hoàn Mỹ và được Bác sĩ chẩn đoán: thai 40 tuần chuyển dạ sinh, đây là lần sinh đầu tiên của chị H.


Hai mẹ con chị H. đã bình phục sau khi được cứu chữa kịp thời.

Khi vào viện cổ tử cung sản phụ mở 2 cm, cơn gò 3 cơn/10 phút. Lúc 8 giờ cùng ngày, cổ tử cung mở 4 cm, sản phụ yêu cầu giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng. Sau đó sản phụ được theo dõi sanh tại phòng sinh. Tuy nhiên, khoảng 2 giờ sau, nữ hộ sinh bệnh viện phát hiện tim thai giảm đột ngột, nên đã báo ngay cho bác sĩ. Qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện sản phụ H. bị sa dây rốn, ngay lập tức được xử trí và tiến hành chuyển mổ cấp cứu.

Khi mổ lấy thai, bác sĩ phát hiện, cổ dây rốn quấn cổ thai nhi một vòng. Ca phẫu thuật thành công bé gái cân nặng 3,4kg.

Ths.Bs.Ong Thanh Phong cho biết, sa dây rốn nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì tỷ lệ tử vong cho bé rất cao. Trong khoảng 300-400 trường hợp chuyển dạ sanh có 1 trường hợp bị sa dây rốn.

Sa dây rốn là biến chứng thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc khi vào chuyển dạ (thai khoảng hơn 38 tuần). Hiện tượng này dễ gây suy thai cấp khi mẹ chuyển dạ. Nếu lấy thai ra chậm, bé dễ suy hô hấp, tử vong hoặc nếu sống sót bé dễ mắc tổn thương não do thiếu oxy. Vì thế, khi phát hiện sản phụ mắc sa dây rốn, cần được cấp cứu kịp thời trong thời gian ngắn nhất có thể, may ra mới cứu được em bé.

Ths.Bs.Ong Thanh Phong khuyến cáo, khi bị sa dây rốn, sản phụ có thể cảm thấy dây rốn trong vùng kín. Cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức và thông báo về tình trạng khẩn cấp mắc sa dây rốn của bạn. Không cố gắng đẩy dây rốn trở lại, tránh ăn uống trước khi sinh vì xác suất bạn sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con rất cao. Duy trì ở tư thế úp mặt xuống sàn nhà với đầu gối quỳ gập, khuỷu tay và bàn tay úp sát sàn nhà. Sau tuần thứ 38 của thai kỳ, sản phụ nên thường xuyên đến bệnh viện khám hoặc lưu trú lại viện để được xử trí kịp thời khi có chuyển dạ.

Minh Khang

Tin liên quan

Bé gái 6 tuổi tắc ruột vì... ăn tóc

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng từng cơn, ói dịch xanh, vàng… Bác sĩ bệnh viện Nhi...

Sau khi té ngã, cụ bà 72 tuổi bị 2 khối áp xe do vi khuẩn kháng kháng sinh

Sau khi bị té ngã, vùng mông đùi phải bà V. bị sưng đỏ, đau…. các bác sĩ ghi nhận...

Cha ngất lịm khi nhìn thấy con trai 6 tuổi bị cánh quạt công nghiệp cắt nát mặt

Không may té vào cánh quạt máy công nghiệp, bé trai 6 tuổi bị cánh quạt chém nát mô...

Đi giật cô hồn, hất tung mâm cúng rồi đâm con trai chủ nhà đứt khí quản

Chê mâm cúng ít giá trị, thiếu niên 13 tuổi dùng tay hất tung mâm đồ cúng rồi đâm con...

Vô ý nuốt phải tăm, bé trai 14 bị khối áp xe đầy mủ trong ruột non

Trong thời gian nằm viện chờ phẫu thuật tim, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau bụng âm ỉ quanh...

Thai phụ kêu cứu trong ôtô bị lật trên cao tốc

Người phụ nữ mang thai và tài xế la hét, kêu cứu khi chiếc ôtô 4 chỗ lật ngửa nằm...

Bài thuốc chữa đau tức hông sườn ở thai phụ

Đau tức ngực sườn, khó thở (Đông y gọi tử huyền) rất thường gặp ở người mang thai, nhất là...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình