Đôi chân gánh phần lớn trọng lượng của cơ thể nên thường chịu tổn hại nhiều hơn những bộ phận khác. Các vết chai sạn, nứt nẻ, thô ráp trên đôi chân không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn khó chuyển động, thậm chí gây đau đớn khi di chuyển hoặc mang giày dép.
Nguyên nhân gây nứt gót chân
Uống quá ít nước
Thiếu nước là nguyên nhân hàng đầu làm cho gót chân ngày một khô nẻ, xấu xí, không chỉ khiến làn da nhăn nheo mà còn làm cho gót chân khô cứng lại và nứt ra thành những rãnh dài.
Do đó, nếu muốn có đôi gót chân mềm mại, mịn màng, hãy nạp đủ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày.
Không dùng dép đi trong nhà
Khi bạn đi chân trần, vùng da dưới gót chân sẽ phải chịu tác động khá lớn từ nền gạch cứng. Không những thế, vùng da gót chân còn bị chà xát quá mạnh lên nền gạch nên lớp da bị bào mòn và tổn thương nghiêm trọng hơn.
Nên chọn loại dép mềm mại để bảo vệ đôi chân.
Sử dụng giày, dép quá chật
Nhiều người có thói quen mang giày dép chật để chân trông nhỏ hơn. Tuy nhiên, thường xuyên mang giày chật khiến da chân dễ bị cọ xát nhiều, đặc biệt làm tổn thương phần gót chân khiến gót chân khô sần và nứt nẻ.
Không tẩy tế bào chết
Gót chân là bộ phận cọ xát nhiều trong khi di chuyển nên phần da ở đây rất dễ bị chai cứng. Hãy ngâm chân bằng nước muối ấm, sau đó dùng bông tắm xơ mướp chà vùng gót chân nhẹ nhàng để loại bỏ phần tế bào chết chai cứng đi. Ngoài ra, cần thoa kem dưỡng ẩm cho gót chân trước khi đi ngủ.
Công thức trị nứt gót chân tại nhà
Cách trị nứt gót chân sau đây sẽ mang lại cho bạn đôi chân mềm mại, mịn màng và hồng hào rạng rỡ.
Chuẩn bị:
2 - 4 ly sữa
3 muỗng canh baking soda
Cách làm:
- Đun sữa bằng lửa nhỏ, ấm khoảng 60 độ là có thể dùng được.
- Thêm 3 muỗng canh baking soda vào khuấy đều.
- Đổ hỗn hợp ra chậu và ngâm chân trong đó khoảng 20 phút.
- Rửa sạch chân bằng nước ấm và lau nhẹ bằng khăn mềm.
- Cuối cùng thoa một ít kem dưỡng ẩm lên chân, bạn sẽ thấy chân mình mềm mại hơn rất nhiều. Các vết chai nứt, khô nẻ sẽ hoàn toàn biến mất nếu bạn áp dụng cách này thường xuyên.