Bẹp đầu hay méo đầu là một trong những hiện tượng dễ gặp ở trẻ sơ sinh, điều này gây mất thẩm mỹ và khiến cha mẹ lo lắng. Để khắc phục được tình trạng này, bạn hãy áp dụng mẹo dân gian chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh theo gợi ý trong bài viết dưới đây.
Trẻ sơ sinh bị méo đầu có sao không?
Trẻ mới sinh ra, mẹ quan sát thấy đầu bé có dạng thon, dẹt hoặc méo mó không bình thường đó là tình trạng trẻ bị méo đầu sau sinh. Tùy vào mỗi trẻ mà có thể bị ở phía trước, sau, bên trái hoặc bên phải đầu.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị méo đầu là do trẻ nằm lâu ở một tư thế. Bởi hộp sọ của trẻ khi mới sinh là khá yếu ớt. Do vậy nếu như chịu tác động ở một vị trí quá lâu sẽ dễ dẫn đến bị méo sang một bên.
Cha mẹ thường sẽ lo lắng nếu như thấy con có các dấu hiệu không bình thường. Trường hợp em bé bị méo đầu là thường thấy nhưng nó sẽ không hề ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của não ngoại trừ việc gây mất thẩm mỹ và vẻ đẹp của trẻ sơ sinh. Bởi vậy, nếu muốn cải thiện tình trạng này sớm hơn, mẹ hãy thử áp dụng những mẹo như gợi ý trong bài viết này.
Cách chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh
Cho trẻ ngủ ở tư thế phù hợp
Cho trẻ sơ sinh nằm ngửa và tư thế ngủ đúng và an toàn nhất. Tuy nhiên cha mẹ hãy cố gắng đổi tư thế ngủ cho con thường xuyên để tránh bị áp lực vùng đầu, đầu không phát triển đối xứng và kết quả đó là chứng méo đầu.
Thay đổi môi trường ngủ
Thay đổi môi trường ngủ cho trẻ sơ sinh không phải là hôm nay ngủ chỗ này, ngày mai ngủ chỗ khác. Cha mẹ chỉ cần thay đổi không gian ngủ cho trẻ như chọn vật trang trí có màu sáng, rèm cửa hay những vật di chuyển khác cần kích thích sự tò mò của trẻ. Như vậy sẽ giúp em bé tự thay đổi tư thế khi nằm và ngăn chặn tình trạng méo đầu bị nặng hơn.
Cho trẻ nằm sấp
Cho trẻ nằm sấp là một trong những biện pháp dân gian giúp cải thiện tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ hãy cho con nằm sấp trên bề mặt phẳng và chắc khoảng 15 phút mỗi ngày.
Việc nằm sấp với khoảng thời gian xác định sẽ giúp cho trẻ chắc cơ và tăng phát triển thể chất khác. Nằm sấp giảm sự va chạm của đầu và bề mặt nên trẻ sẽ giảm được tình trạng méo đầu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý lúc con nằm sấp để tránh cho con bị ngột thở.
Ngoài áp dụng các biện pháp đơn giản này, cha mẹ hãy thường xuyên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo con không có bị dị tật gì nguy hiểm.
Thông thường, tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh sẽ tự động cải thiện khi trẻ được 6 tháng tuổi. Bởi vậy cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tạo tâm lý thoải mái nhất để chăm sóc con yêu. Chỉ cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và cho trẻ ngủ nghỉ đúng cách thì chắc chắn con sẽ luôn khỏe mạnh, phát triển tốt nhất và cha mẹ sẽ yên tâm hơn.