Phụ Nữ Sức Khỏe

Men gan tăng đột biến sau thời gian nghe "bác sĩ mạng" bày uống trà thải độc

Sau khi uống trà thảo mộc thải độc ruột và giảm cân, người đàn ông đến khám sức khỏe định kỳ phát hiện men gan tăng cao bất thường.

Men gan tăng cao vút dù không uống bia rượu

ThS. BS Đoàn Dư Mạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Tim Mạch Quốc tế, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết, chỉ trong 1 ngày bác sĩ đã gặp 4 trường hợp có kết quả men gan cao vút. Trong đó, có một bệnh nhân xét nghiệm trước mổ và 3 bệnh nhân còn lại là đi khám sức khỏe phát hiện ra chỉ số men gan tăng gấp nhiều lần.

Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân nam sinh năm 1995 đi khám sức khỏe định kỳ phát hiện ra men gan tăng cao bất thường. Bệnh nhân cho biết không uống rượu bia nhưng đang uống "trà thảo mộc thải độc ruột" để giảm cân.

Bệnh nhân cho hay bản thân có mong muốn giảm cân, dù đã nhịn ăn, tập luyện nhiều nhưng không hiệu quả. Sau đó, bệnh nhân đã xem quảng cáo trên mạng xã hội và tìm mua "trà thảo mộc thải độc ruột". Bệnh nhân cho rằng trà thảo mộc làm từ cây cỏ, có tác dụng giảm cân nên đã vô tư uống và uống thay cả nước lọc. Sau đó, người này cũng giảm cân nhanh chóng.

“Tôi không rõ bệnh nhân giảm cân ra sao nhưng uống trà kiểu này khiến men gan tăng cao vút như khi uống rượu”, bác sĩ Mạnh chia sẻ.


Men gan tăng cao do uống trà thảo mộc để giảm cân (Ảnh minh họa)

Một trường hợp khác, bệnh nhân nam sinh năm 1990, tại Hà Nội. Bệnh nhân có chỉ định can thiệp nên trước đó vài ngày đã thực hiện xét nghiệm. Kết quả cho thấy chức năng gan bình thường. Tuy nhiên, tới gần ngày mổ, bệnh nhân đi kiểm tra chức năng gan lại thì kết quả cho thấy men gan tăng cao bất thường.

Theo bác sĩ Mạnh, qua khai thác tiền sử bệnh, bệnh nhân khẳng định lâu rồi không uống bia rượu, không uống thuốc có thành phần Paracetamol, bệnh nhân chỉ nói có dùng loại "trà thảo mộc" để "thải độc ruột". Loại trà này bệnh nhân mua theo lời giới thiệu trên mạng.

Những trường hợp khác đến khám và phát hiện men gan cao cũng chia sẻ có uống "trà thảo mộc thải độc ruột".

Các bệnh nhân nay đều được bác sĩ khuyến cáo dừng uống "trà thải độc ruột" và hẹn lịch tái khám trở lại.

Cẩn trọng hỏng gan, thận khi sử dụng sản phẩm gắn mác "thảo mộc”

Bác sĩ Mạnh cho biết bác sĩ vẫn ghi nhận công dụng của các loại trà thảo mộc, các sản phẩm y học cổ truyền được kiểm định rõ ràng và được cơ quan chức năng cấp phép.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cần phải cảnh giác khi sử dụng các sản phẩm gắn mác "thảo dược", đặc biệt là các sản phẩm trôi nổi trên thị trường. Bởi các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể bị trộn thêm các hóa chất trong quá trình sản xuất, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

"Thực tế, trong thời gian qua, bệnh viện Bạch Mai cũng đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân giảm cân bằng 'thảo dược' nhưng xét nghiệm sản phẩm lại phát hiện có chất cấm sử dụng là Sibutramin. Việc uống các sản phẩm có chứa Sibutramin có thể gây suy thận, suy gan cấp phải lọc máu", bác sĩ Mạnh cảnh báo.


Cần cẩn trọng khi uống trà thảo mộc không rõ nguồn gốc xuất xứ (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, Sibutramin làm tăng nguy cơ gặp các tai biến về đột quỵ và bệnh lý tim mạch. Do vậy, tại Mỹ, Châu Âu đã ngừng sử dụng chất này để làm thuốc giảm cân. Tại Việt Nam, từ năm 2010, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành công văn về việc ngừng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu Sibutramin.

Ngoài ra, các loại thảo dược, thảo mộc thường dễ bị nấm nên thường được tẩm ướp chất chống mốc. Nếu nhà sản xuất dùng các chất được Bộ Y tế cấp phép với liều thích hợp thì vẫn sẽ đảm bản an toàn cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu người sản xuất tẩm ướp chất cấm vào các loại thảo dược, thảo mộc thì chúng có thể gây hại cho người tiêu dùng.

Bác sĩ Mạnh khuyên, khi sử dụng các sản phẩm y học cổ truyền, thảo mộc, người dân cần tìm tới các cơ sở uy tín, có nguồn gốc, thành phần rõ ràng được cơ quan chức năng cấp phép. Người dân tuyệt đối không uống các loại "nước thảo mộc" rao bán tràn lan trên mạng.

Theo Kim Ngân/Gia đình Việt Nam

Tin liên quan

Xuất hiện áp thấp nối áp thấp, dự kiến đi vào Biển Đông

Trong tuần từ ngày 26/3 đến 1/4, một áp thấp xuất hiện ở phía đông Mindanao. Trong tuần từ ngày...

Đột quỵ đến bất ngờ, người phụ nữ gục ngay trên bếp

Ngay khi phát hiện người phụ nữ gục trong bếp, gia đình nhanh chóng gọi cấp cứu và đưa bà...

Tình hình người đàn ông bị điện giật ở TP Thủ Đức

Người đàn ông bị điện giật khi kéo cáp viễn thông được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình...

Nhiều nguy hại từ món ăn vặt yêu thích của giới trẻ

"Xiên bẩn" là món ăn đường phố giá rẻ, được nhiều người trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, đằng sau là...

Phát hiện ổ dịch viêm não mô cầu tại tỉnh Thái Bình

Qua điều tra dịch tễ ghi nhận có 74 trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh. Trong thời gian...

Người phụ nữ hôn mê sau bữa nhậu, phải mổ não cấp cứu

Sau khi uống rượu, người phụ nữ 36 tuổi tự lái xe về nhà và ngủ. Sau một đêm, người...

Nguy kịch vì uống 'nước kiềm' chữa bệnh

Sau 2 ngày uống nước kiềm và nhịn ăn, người phụ nữ bất tỉnh và được đưa vào bệnh viện...

Tin mới nhất

Đậu phụ có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn?

13 giờ trước

Luộc cua ghẹ nên dùng nước nóng hay nước lạnh? Thời gian bao nhiêu phút là vừa ngon ngọt 

13 giờ trước

6 lỗi thường gặp khi nấu ăn bằng thép không gỉ và cách khắc phục

13 giờ trước

Điểm danh 5 thực phẩm chay chứa nhiều canxi hơn sữa bò

13 giờ trước

Mách bạn 5 cách bổ dừa lấy cơm siêu đơn giản, ngay tại văn phòng cũng làm được

13 giờ trước

Không chỉ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, cải cúc còn là có công dụng làm thuốc cực tốt 

13 giờ trước

Tìm hiểu lá phan tả diệp có tác dụng gì với cơ thể?

1 ngày 13 giờ trước

Mách bạn 6 cách làm nước mắm chấm cá chiên đậm đà

1 ngày 13 giờ trước

Cách làm thịt nướng bằng nồi cơm điện

1 ngày 13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình