Phụ Nữ Sức Khỏe

Mẹ nên làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh?

Không ít chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh tỏ ra lúng túng, lo lắng không biết hiện tượng này có nguy hiểm không?

Nhiều mẹ sau sinh cảm thấy lo lắng vì sau khi kinh nguyệt xuất hiện lại có hiện tượng kinh không đều, lúc kinh ra nhiều, ra ít, thậm chí là rong kinh. Vấn đề này đã ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của chị em. Vì sao lại có hiện tượng này và có giải pháp gì khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh?

 

THẾ NÀO LÀ RỐI LOẠN KINH NGUYỆT SAU SINH?

 

Sau thời gian bầu bí rồi sinh nở, mỗi người phụ nữ lại có thời điểm kinh nguyệt trở lại khác nhau. Nếu bạn có kinh nguyệt trong những trường hợp sau được gọi là bình thường:

+ Chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, có kinh sau 3 tháng-1 năm.

+ Chị em đang nuôi con bằng sữa ngoài, có kinh sau 1,5-2 tháng.

+ Chị em sinh mổ có kinh sau 2 tháng.

Ngoài các trường hợp trên, nếu kinh nguyệt xuất hiện sẽ được gọi là rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Các chị em bị rối loạn kinh nguyệt kiểu này thường có kèm theo các triệu chứng như chu kỳ kinh không đều; rong kinh; máu kinh ra lúc ít lúc nhiều; khí hư có màu xanh, màu đậm, hôi; máu kinh có nhiều cục huyết đen, đau bụng dưới…

Căng thẳng tâm lý trong thời gian ở nhà chăm sóc con nhỏ khiến nhiều chị em  bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh (ảnh minh họa)

 NGUYÊN NHÂN RỐI LOẠN KINH NGUYỆT SAU SINH

 

Các chuyên gia đã thống kê và nhận thấy có 3 nhóm nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh như sau:

Nội tiết tố thay đổi

Qúa trình sinh nở và cho con bú khiến nội tiết tố trong cơ thể của người phụ nữ bị xáo trộn nghiệm trọng. Điều này là nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Ngoài ra, khi cho con bú mẹ, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone prolactin tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em.

Căng thẳng tâm lý

Nhiều chị em lần đầu làm mẹ cảm thấy áp lực khi chăm sóc con nhỏ. Những bà mẹ đã có kinh nghiệm sinh con lại vừa chăm con lớn, vừa chăm con nhỏ. Trong khi đó, cơ thể của người mẹ chưa thực sự hồi phục hoàn toàn. Sau sinh 6 tháng đến 1 năm nhiều chị em phải quay trở lại với công việc tại nhiệm sở. Việc dung hòa giữa 3 yếu tố công việc gia đình – công việc tại cơ quan – chăm sóc sức khỏe bản thân thường khó trọn vẹn. Những vấn đề này khiến nhiều chị em gặp stress liên tục, bản thân căng thẳng, có thể cáu giận, buồn chán gây rối loạn hormone nội tiết, ảnh hưởng sức khỏe của chị em nói chung và sức khỏe sinh sản, gây rối loạn kinh nguyệt nói riêng.

Mắc bệnh phụ khoa

Trong thời gian mang thai và trải qua cuộc sinh, vùng kín của chị em rất dễ bị vi khuẩn, nấm xâm nhập trong khi sức đề kháng của cơ thể khá yếu. Nhiều chị em do "chiều chồng" nên quan hệ tình dục ngay sau sinh quá sớm. Do vậy, việc gặp rắc rối tại "vùng kín" như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, bệnh tại buồng trứng … từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh là không thể tránh khỏi.

Bệnh phụ khoa có thể khiến chị em sau sinh mất ăn mất ngủ (ảnh minh họa)

 LÀM GÌ KHI BỊ RỐI LOẠN KINH NGUYỆT SAU SINH?

 

Chị em sau sinh ngay khi nhận thấy có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt nên nhanh chóng thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Mặc dù bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài có thể ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sức khỏe sinh sản về lâu dài. Do vậy, chị em không nên chủ quan, coi thường.

Nếu chị em bị các bệnh phụ khoa sẽ được nhanh chóng phát hiện nguyên nhân, sử dụng thuốc đặt âm đạo, thuốc rửa phù hợp sẽ nhanh chóng khỏi. Nếu có vấn đề tại buồng trứng, cổ tử cung sẽ được làm các thủ thuật can thiệp sớm tránh gây biến chứng.

Bên cạnh đó, chị em cũng nên tâm sự cùng người thân, đặc biệt là ông xã để được hỗ trợ trong việc chăm sóc con nhỏ, dọn dẹp nhà cửa… Dành thời gian chăm sóc bản thân, đi chơi, du lịch để cân bằng tâm lý, tránh căng thẳng tinh thần gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Theo Phương Thanh/Eva/Khám Phá

Tin liên quan

Đãng trí sau sinh- Nỗi khổ của các bà mẹ bỉm sữa

Hay quên không chỉ là chứng bệnh ở những người có tuổi, bởi hầu hết chị em trong thời gian...

Sót nhau thai sau sinh- biến chứng vô cùng nguy hiểm

Nhiều chị em không hề biết rằng, sau khi em bé ra đời, quá trình sinh con vẫn chưa hề...

Ăn gì lợi sữa sau sinh mổ?

Nhiều chị em băn khoăn không biết ăn gì lợi sữa sau sinh mổ để vừa đảm bảo nguồn sữa...

Sót nhau thai - biến chứng cực nguy hiểm rình rập mẹ sau sinh

Sau khi sinh con khoảng vài phút, mẹ sẽ tiếp tục "sinh" nhau thai ra. Tuy nhiên, có không ít...

Tú Vi khoe nhan sắc rạng ngời sau sinh, Văn Anh gây sốc với hình ảnh 'tàn tạ' vì thức...

Gần một tháng sau ngày chào đón con đầu lòng, vợ chồng Tú Vi và Văn Anh đang thay phiên...

Ăn dứa, uống nước tía tô cho dễ đẻ, mẹ trẻ hốt hoảng vì băng huyết sau sinh

Sau khi trải qua ca mổ, các bác sĩ đã rất vất vả để cầm máu cho chị Như N...

Lấy lại vòng eo con kiến sau sinh với những bài tập sau đây

Sau khi sinh, vòng hai của các bà bầu thường có dấu hiệu bị chảy xệ khiến thân hình của...

Tin mới nhất

Thực hiện những mẹo này để ngừng tiêu thụ đồ ăn vặt

4 giờ trước

Đây là những lợi ích của việc tiêu thụ chất béo lành mạnh

4 giờ trước

Ăn trước 7 giờ tối có thể giúp bạn giảm cân ra sao?

5 giờ trước

Loại trái cây tốt nhất nên ăn sau khi tập luyện để phục hồi cơ bắp

5 giờ trước

Lợi ích sức khỏe của việc uống nước gừng mỗi ngày

5 giờ trước

Uống trà xanh mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

5 giờ trước

Muốn giảm cân nên ăn những loại rau quả và trái cây này

5 giờ trước

Bí kíp giúp phụ nữ hiện đại tối ưu quá trình chăm sóc sắc đẹp

5 giờ trước

Các loại thực phẩm có thể giúp bạn giảm căng thẳng

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình