Thai nhi càng lớn, trọng lượng và kích thước của tử cung tăng lên. Vào 3 tháng cuối, tử cung chiếm gần hết diện tích khoang bụng khiến các mô và các cơ quan khác bị chèn ép nhất là khi nằm ngủ. Các mẹ bầu hãy tránh xa những tư thế ngủ này kéo nguy hiểm cả mẹ lẫn con:
Nằm sấp: Nằm sấp không chỉ khiến mẹ khó chịu vì hơi thở ngắn và dốc hơn, nó còn có thể gây ra những tổn thương cho thai nhi. Khi mẹ nằm sấp, tĩnh mạch sẽ bị nén, cản trở máu về tim. Đó là lý do vì sao nhiều mẹ bầu thường than thở với chồng mình buồn nôn, khó chịu hoặc thậm chí tụt huyết áp ngay trong thai kỳ mỗi khi nằm sấp. Nếu không may bị tụt huyết áp thì lượng máu đến tử cung và máu nuôi thai chắc chắn cũng sẽ giảm đi và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi.
Nằm ngửa:
Bắt đầu từ tuần thai thứ 6, mẹ không nên nằm tư thế này nữa. Lúc này thai nhi đã đủ lớn để tạo áp lực đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn khiến cho mẹ rất dễ có những triệu chứng đau đớn tăng nặng trong thai nhi. Ngoài ra, nằm ngửa còn khiến mẹ có nguy cơ mắc bệnh trĩ và đau nhức các khớp, làm tăng tình trạng phù nề. Đặc biệt, nó còn làm giảm lượng máu và oxy cung cấp cho thai nhi khi mẹ nằm ngửa.
Nằm nghiêng bên phải:
Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi có xu hướng quay sang bên phải. Bên phải lại là nơi các tĩnh mạch chủ đi qua. Khi mẹ bầu nằm nghiêng bên phải nhiều, trọng lượng của thai nhi vào những tháng cuối sẽ gây áp lực lớn lên các dây chằng, làm cho màng tử cung bị kéo căng, gây xoắn vặn mạch máu trong tử cung và cản trở quá trình lưu thông máu cho thai nhi khiến việc cung cấp máu đến thai nhi bị gián đoạn, khiến thai nhi thiếu dưỡng khí, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Do đó, khi có bầu, các mẹ hãy nằm nghiêng sang bên trái. Bà bầu nằm nghiêng sang bên trái thì nguy cơ sinh non sẽ thấp hơn so với những tư thế ngủ khác, này giúp làm tăng lưu lượng máu tới thai nhi, tăng lượng dinh dưỡng đi nuôi bé và thúc bé tăng cân, tăng chiều cao tốt hơn, nhất là vào những tháng cuối.
Không chỉ vậy, khi nằm nghiêng sang bên trái, thận cũng bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng và nhờ vậy giảm đáng kể tình trạng trữ nước, nguyên nhân gây ra chứng phù nề khi mang thai. Nằm gục trên bàn khiến thai nhi thiếu oxy nghiêm trọng
Các mẹ bầu làm công sở hãy tuyệt đối tránh xa tư thế ngủ này. Khi mẹ nằm gục mặt xuống bàn khiến vùng bụng bị chèn ép, đồng thời lưng cong khiến hoạt động của phổi bị ảnh hưởng. Từ đó, làm cho cơ thể thiếu oxy và cơ chế thải carbon dioxide cũng bị cản trở gây áp lực cho em bé trong bụng, dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu oxy.
Những lưu ý trong chuyện ngủ nghỉ của mẹ bầu
- Không nên nằm giường quá cứng hoặc nệm quá lún, không được kê đầu quá cao. Nếu nằm thấp không quen, khó ngủ, có thể lót gối ở lưng hoặc lót khăn gấp ở đầu. Ở những nơi có muỗi phải thường xuyên nằm mùng dù ban ngày hay đêm vì sốt xuất huyết với bà bầu rất nguy hiểm.
– Hạn chế thức quá khuya.
- Ngủ đủ giấc: Mỗi ngày mẹ nên ngủ từ 7-8 tiếng.
- Khi thấy khó chịu phải nằm một bên, mẹ có thể đổi hướng nhưng tốt nhất mẹ bầu nên tập cho mình thói quen nằm nghiêng về bên trái.
– Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bị rỉ sữa nhiều có thể mặc áo lót mỏng khi ngủ để vệ sinh và mang 1 thắt lưng dành cho bà bầu để tăng cảm giác thoải mái.