Việc hình thành nếp gấp trên mi mắt hay còn gọi là mí mắt ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố chính là do di truyền từ cha mẹ. Mắt hai mí là gene trội, mắt một mí thì không xác định được cụ thể.
Khi cha có gene mắt một mí, còn mẹ gene mắt hai mí (hoặc ngược lại), đa phần con sinh ra sẽ thừa hưởng đôi mắt hai mí. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp cha mẹ đều mắt hai mí nhưng vẫn sinh con mắt một mí. Nguyên nhân có thể do cha mẹ đều có cặp gene chứa gene lặn là mắt một mí, không biểu hiện ở đời cha mẹ nhưng lại biểu hiện ở đời con. Nếu cả cha mẹ đều có mắt một mí thì khả năng cao là con sinh ra cũng có mắt một mí.
Em bé sinh ra có đôi mắt một mí nhưng một số khi lớn lên sẽ hình thành nếp mí mới. Lúc này, yếu tố gene di truyền sẽ không còn là vấn đề tuyệt đối.
Sự hình thành mí mắt còn do nhiều yếu tố liên quan đến cấu trúc sâu vào bề mặt da gồm hộp sọ, góc và chiều rộng của mí mắt. Yếu tố khác là chiều cao của sống mũi. Khi càng lớn thì vùng da sẽ càng kéo về phía mũi theo độ cao sống mũi.
Người châu Á đa số sống mũi không phát triển nhiều so với sự phát triển của cơ thể. Vì thế, nó tạo ra một nếp gấp phần thượng vị nổi bật và chỉ có thể thay đổi khi thực hiện tiểu phẫu nhấn mí, cắt mắt hai mí.
Ngoài ra, mắt một mí còn có thể do tập quán sinh sống, đặc điểm vùng miền, địa lý hình thành. Các nhà khoa học thống kế 80% người Hàn Quốc sở hữu đôi mắt một mí ngay từ khi sinh ra, 70% người Nhật sở hữu mắt một mí và người Trung Quốc là khoảng 50%.