Ngủ không sâu giấc, khó loại bỏ "độc tố" trong não
Bác sĩ Li Xueyu, một chuyên gia về y học giấc ngủ, Bệnh viện Chang Gung Memorial, Lâm Khẩu, Đài Loan cho biết đối với những người ngủ không ngon, thiếu oxy, não bộ thường ở trạng thái hỗn loạn, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, tư duy và trí nhớ, thường hay nhớ trước quên sau.
Bộ não con người sẽ mở hàng rào mạch máu não khi ngủ vào ban đêm, cho phép dịch não tủy đi qua và thải chất thải ra ngoài. Nếu cơ chế này hoạt động không hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (chứng bệnh sa sút trí tuệ).
Một trong những lý do khiến cho cơ chế này hoạt động kém là do tác động tiêu cực của chứng ngưng thở khi ngủ. Có thể khi nghe tên, bạn sẽ cảm thấy khá xa lạ nhưng thực tế có rất nhiều người gặp vấn đề này và một trong những biểu hiện của chứng ngưng thở khi ngủ đó là ngủ ngáy hoặc thở bằng miệng khi ngủ.
Và tác động tiêu cực của chứng ngưng thở khi ngủ là nó làm gián đoạn giấc ngủ. Khi giấc ngủ sâu thường xuyên bị gián đoạn, những "rác thải" không thể thoát ra khỏi não, chúng sẽ bị đọng lại, lâu dần khiến não mất dần chức năng bình thường theo thời gian.
Chẳng hạn như khi "chất thải" lắng đọng trong khu vực khứu giác, khứu giác có thể xảy ra bất thường. Hay nếu tích tụ quá nhiều các vi sợi amyloid trong tế bào não, nó sẽ làm tổn thương nghiêm trọng các tế bào và gây ra bệnh Alzheimer.
Bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp đôi so với những người không có vấn đề về hô hấp. Hơn nữa, ngưng thở khi ngủ sẽ khiến cơ thể bị thiếu oxy, đồng thời "thiếu oxy" và "viêm nhiễm" sẽ dẫn đến tăng khả năng đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Tập luyện cơ hầu họng 10 phút mỗi ngày giúp não bộ "thải độc", giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Bộ não con người là trung tâm điều khiển đồng hồ sinh học, nếu bạn không phải là người làm việc theo ca thì không nên thức khuya. Vào ban đêm, sau cả ngày hoạt động và tiêu hao nhiều năng lượng, các cơ bắp toàn thân có biểu hiện mệt mỏi.
Đừng coi thường cơ vùng hầu họng vì nó có liên quan tới các hoạt động ăn, nói và thở vào ban ngày nên chúng cũng sẽ rất dễ mệt mỏi do hoạt động thường xuyên. Vào ban đêm, nếu bạn thức khuya sẽ ngủ không đủ giấc, các cơ chưa được nghỉ ngơi đầy đủ nên hoạt động không hiệu quả, không thể duy trì không gian đường thở bình thường và sẽ có hiện tượng ngáy ngủ, hay ngưng thở khi ngủ, gây ảnh hưởng tới quá trình "thải độc" của não bộ.
Dó đó, để tăng cường cơ hầu họng, ngoài việc đừng thức khuya, bạn cũng nên luyện tập vùng cơ này giống như tập luyện các vùng cơ khác.
Hơn nữa, sự căng cơ sẽ khác biệt giữa lúc thức và lúc ngủ, ban ngày căng cơ tốt hơn nên ban ngày ít ngáy, tư thế cơ thể chủ yếu là đứng hoặc ngồi, luồng khí vào hệ hô hấp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ban đêm khi bạn nằm, các cơ được thả lỏng, lưỡi cũng là một mô cơ dễ bị xẹp xuống, gây tắc đường thở và tiếng ngáy to. Thông thường, nếu bạn tập sức mạnh của cơ hầu họng thường xuyên, tình hình sẽ được cải thiện rất nhiều.
Luyện tập cơ hầu họng có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai bất kể họ có vấn đề về ngáy ngủ hay không. Tập cơ hầu họng chủ yếu được chia làm 2 dạng bài tập cơ, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em:
1. Bài tập nhóm cơ lưỡi
- Đưa ra phía trước: Đưa lưỡi về phía trước ra khỏi môi, giữ trong mười lăm giây, sau đó đưa lưỡi trở lại miệng.
- Di chuyển lên xuống: Thè lưỡi ra khỏi môi và hướng lên trên, giữ nguyên trong 15 giây, đưa lưỡi quay trở lại miệng, sau đó lại thè lưỡi xuống dưới.
- Đung đưa sang trái và phải: Di chuyển lưỡi sang trái và phải trong mười lăm giây.
Sau khi thực hiện ba động tác này trong một lần, bạn cũng sẽ thấy đau nhức các cơ của lưỡi giống như tập các phần cơ khác.
2: Bài tập nhóm cơ orbicularis oris (các cơ tròn của miệng)
- Miệng ngậm chặt, đặt lưỡi giữa môi và lợi.
- Xoay lưỡi quay từ từ theo chiều kim đồng hồ.