Phụ Nữ Sức Khỏe

Mắc bệnh chàm, nên và không nên ăn gì để nhanh chóng bình phục?

Bệnh chàm được biết đến là căn bệnh viêm da dị ứng và rất dễ tái phát mặc dù đã được chữa trị dứt điểm. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh rất nên chú ý đến thực đơn hằng ngày để nhanh khỏi. Vậy, bệnh chàm kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Bệnh chàm khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều trở ngại vì không những gây ngứa rát mà còn làm mất tính thẩm mỹ. Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ phục hồi, bên cạnh áp dụng các phương pháp theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân nên chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày của mình xem bệnh chàm kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hết.

Bệnh chàm là bệnh gì?

benh cham kieng an gi 1
 Làm thế nào để nhận biết bệnh chàm? - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh chàm là bệnh viêm da mạn tính không lây. Biểu hiện cụ thể của bệnh nằm ở trên da với các triệu chứng: nổi hồng ban, vùng nếp gấp da (cổ, khuỷu tay, nách, bẹn, cẳng chân,...) xuất hiện nhiều chùm mụn nước. Các mụn nước này có thể vỡ ra, chảy nước, sau đó khô dần, đóng thành mài và bong vảy. Bên cạnh cảm giác ngứa ở vùng da bị chàm, người bệnh có thể kèm theo hen, viêm mũi dị ứng.

Chàm có nhiều loại, gồm: chàm đồng tiền, chàm tiếp xúc, chàm thể tạng. Chàm gây nên nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh vì xuất hiện từng đợt, dai dẳng và hay tái phát. Tỉ lệ mắc bệnh trải đều ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung phổ biến nhất vẫn là trẻ em và thiếu niên. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng về tính thẩm mỹ, các nốt chàm dễ khiến bệnh nhân mất tự tin trong cuộc sống.

Nguyên nhân gây bệnh có thể đến từ độ nhạy cảm của cơ thể khi tiếp xúc với thời tiết, phấn hoa virus, hóa chất tẩy rửa hay ăn những thức ăn gây dị ứng. Ngoài ra, người có sức đề kháng yếu, suy dinh dưỡng, mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc ăn uống thiếu chất cũng là "đối tượng tiềm năng" mắc bệnh.

Bệnh chàm kiêng ăn gì?

Mặc dù đôi lúc thực phẩm không phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhưng một khi đã mắc phải, bạn vẫn nên chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày của mình. Vậy, bệnh chàm nên kiêng những gì?

benh cham kieng an gi 2
Bệnh chàm kiêng ăn gì để nhanh hồi phục? - Ảnh minh họa: Internet

Hải sản

Thành phần histamin có trong tôm, cua, sò có khả năng làm tăng nguy cơ dị ứng ngoài da. Không những thế, chất protein có trong các loại hải sản này còn gây ra phản ứng bất thường lên hệ thống miễn dịch, kích thích cơ thể sản sinh nhiều histamin và hóa chất là nguyên nhân chính dẫn đến chàm.

Tinh bột, đường tinh luyện, chất béo

Đường và thực phẩm chứa nhiều đường rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nếu đang mắc bệnh mà vẫn dùng nhiều đồ ngọt, người bệnh sẽ bị mụn trứng cá và ngứa ngáy tăng lên ở vị trí chàm.

Về phần chất béo, chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng thải độc của gan, thận, rối loạn tuyến bã nhờn, độc tố tích tụ ngày càng nhiều dưới da. Đó là nguyên nhân khiến bệnh chàm xuất hiện, đồng thời là yếu tố khiến bệnh tình trở nặng theo thời gian.

Sữa, chế phẩm từ sữa

benh cham kieng an gi 3
Người bệnh chàm không nên uống sữa và dùng chế phẩm từ sữa - Ảnh minh họa: Internet

Sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp lượng lớn protein tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, với người bệnh chàm, thành phần này không được khuyến khích sử dụng do chúng có thể kích thích sự phát triển của vết chàm ngày càng to và trầm trọng hơn.

Thức uống có cồn

Thức uống có cồn gây ảnh hưởng lớn đến chức năng thải độc của nội tạng. Phần độc tố này không được đẩy ra ngoài mà tích tụ dưới da gây nên hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa, đóng vảy tạo thành bệnh chàm. Không những thế, thành phần chất kích thích từ rượu bia còn làm tê liệt hệ thần kinh khiến những cơn ngứa ngáy trở nên trầm trọng hơn.

Mật ong

Chất lauryl sulphate trong mật ong là chất gây kích thích dị ứng. Ngoài ra, thực phẩm chứa mật ong dù ít hay nhiều cũng không tốt cho người bệnh chàm vì chúng dễ gây hiện tượng nóng trong khiến làn da bị nổi mụn, viêm nhiễm nặng hơn.

Thực phẩm muối chua

benh cham kieng an gi 4
Thực phẩm muối chua nên hạn chế xuất hiện trong thực đơn của người bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Ăn quá nhiều thực phẩm muối chua trong thời gian dài sẽ tạo ra áp lực lên gan, khiến gan phải tích tụ trong mình lượng độc tố có hại. Một khi chức năng thải độc của cơ thể gặp vấn đề, sức khỏe của bạn dễ suy giảm dẫn đến khả năng cao mắc bệnh da liễu, điển hình là bệnh chàm.

Thịt gà

Nhiều người thường thắc mắc "Bị chàm có ăn được thịt gà không?". Câu trả lời chính là: "Ăn gì bổ nấy" trong trường hợp này chưa chắc đúng vì da gà có chứa thành phần khiến vết thương ngoài da lâu lành và để lại sẹo lồi. Thế nên bệnh nhân bị chàm nhất định không nên dùng da gà trong quá trình điều trị để tránh vết thương trầm trọng thêm. Ngoài phần da, bạn cũng không nên ăn thịt gà vì loại thịt này nhiều đạm, có tính nóng dễ gây ngứa, bong da.

Bệnh chàm nên ăn gì?

Thực phẩm có khả năng giải độc

benh cham kieng an gi 5
Tăng cường bổ sung bắp cải, măng tây, súp lơ sẽ giúp cho bệnh nhanh khỏi - Ảnh minh họa: Internet

Như đã nói, bệnh nhân bị chàm một phần do cơ thể tích tụ độc tố lâu ngày. Để đẩy nhanh tiến độ hồi phục, cách tốt nhất chính là bổ sung thực phẩm có công dụng thanh lọc, thải độc nhằm rút ngắn thời gian điều trị. Một số loại rau củ được khuyên dùng như:

  • Bắp cải: lượng lớn chất xơ trong bắp cải có tác dụng lợi tiểu, làm sạch ruột, giải độc gan, thanh lọc cơ thể hiệu quả.
  • Măng tây: ngoài công dụng đào thải độc tố, măng tây còn hỗ trợ chống viêm, chống lão hóa giúp da mau lành vết thương.
  • Súp lơ xanh: loại rau củ này có khả năng chuyển đổi phần nào chất độc thành sản phẩm ít độc hơn và đào thải ra ngoài một cách dễ dàng.
  • Rau xà lách: loại rau này ngoài công dụng lọc máu còn có tính lợi tiểu giúp cho cơ thể được giải độc tối đa.

Thực phẩm có chất chống viêm

benh cham kieng an gi 6
Dầu cá nổi tiếng trong việc phục hồi da nay đặc biệt thích hợp với bệnh nhân chàm - Ảnh minh họa: Internet

Những thực phẩm tự nhiên có thành phần chống viêm sẽ giảm các triệu chứng ngứa rát do bệnh gây ra. Nếu như dùng chúng sau khi hết bệnh, bạn vẫn sẽ nhận được lợi ích tuyệt vời cho cơ thể vì các loại thực phẩm này sẽ tạo thành màn chắn giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng bệnh tái phát.

  • Dầu cá: hoạt chất omega 3 trong dầu cá không những giúp giảm mỡ trong gan, ngăn ngừa bệnh tim mà còn hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và tốt cho làn da. Với người đang bị chàm, thành phần này giúp giảm viêm và làm mềm mịn da đáng kể.
  • Dầu hạt lanh: nguồn axit béo không no có trong dầu hạt lạnh giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở da. Không những thế, các hoạt chất khác có trong loại dầu này còn hỗ trợ giảm sưng và cải thiện triệu chứng ngứa, đỏ trên da.

Thực phẩm giàu vitamin

benh cham kieng an gi 7
Ăn nhiều trái cây giàu vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Vitamin là thành phần không thể thiếu giúp da mau phục hồi và khỏe đẹp trở lại. Một số thực phẩm giàu vitamin người bệnh cần bổ sung gồm:

  • Vitamin C: ngoài công dụng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ, nuôi dưỡng da, vitamin C còn là chất kháng histamin tự nhiên giúp giảm triệu chứng dị ứng. Bạn có thể tìm ăn các loại trái cây như cà chua, cam, bưởi, chanh, khóm,...
  • Vitamin A: loại vitamin này giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ vậy, các triệu chứng như viêm đỏ, ngứa do chàm gây ra sẽ dần dần biến mất. Trái cây, rau củ giàu vitamin A bạn nên bổ sung: cam, xoài, đu đủ, cà rốt,...
  • Vitamin E: hoạt chất chống oxy hóa mạnh này sẽ bảo vệ da khỏi các gốc tự do gây hại, đồng thời làm dưỡng ẩm và làm mềm da. Muốn bổ sung vitamin E khi bệnh, bạn nên dùng: giá đỗ, đậu tương, đậu phộng, hạt hướng dương, mầm lúa mạch,...

Với những thông tin được cung cấp trên đây, hi vọng chị em bổ sung thêm được cho mình kiến thức bệnh chàm kiêng ăn gì, nên ăn gì để áp dụng sau này. Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe, vì vậy lưu ý từ chế độ ăn hằng ngày sẽ giúp cho người bệnh mau khỏi và khỏe mạnh trở lại.

Bảo San (T.H)

Tin liên quan

Bệnh tan máu bẩm sinh: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh tan máu bẩm sinh là gì? Điều trị bệnh lý này như thế nào? Để giải đáp chính xác...

Những dụng cụ nấu ăn có thể gây 'trọng bệnh' mà bạn không thể ngờ

Bạn có đang dùng các loại xoong nồi chống dính, phủ gốm hay làm bằng các chất liệu nhựa, nhôm...

Tỏi ngâm mật ong có thể chữa được những căn bệnh này

Tỏi ngâm mật ong chữa bệnh gì luôn là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Trên thực tế, nó...

Ăn nhiều đường não sẽ 'hành' ra những bệnh gì?

Não sử dụng nhiều năng lượng hơn tất cả các cơ quan khác trong cơ thể. Nhưng chuyện gì xảy...

Đau nửa đầu sau gáy bên trái cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm này

Nhiều người vẫn nghĩ triệu chứng đau nửa đầu sau gáy bên trái là phản ứng mỏi cơ bình thường...

5 tác dụng của quả dứa dại trong việc chữa bệnh mà bạn không thể bỏ qua

Tác dụng của quả dứa dại trong việc chữa bệnh biến loài cây mọc hoang này trở thành một loại...

Xem smartphone quá nhiều: coi chừng bị bệnh mắt chéo!

Từng được coi là một trong những bệnh về mắt hiếm gặp ở thanh thiếu niên, nhưng gần đây, bệnh...

Tin mới nhất

Nhiều người mách cách luộc thịt bằng 'nước sôi', hóa ra câu trả lời khiến ai ai cũng bất ngờ

3 giờ trước

Kem bơ sữa dừa món ngon nhất định phải thử hè này

3 giờ trước

Một loại rau nặng mùi mọc dại đầy vườn nhưng giúp hạ đường huyết hiệu quả, chống ung thư tự...

7 giờ trước

Nhận biết trái cây 'lành hay độc' dù bị nứt vỏ hay khô nhựa: Sầu riêng và mít là hai...

7 giờ trước

Trà và cà phê: Loại nào tốt cho sức khỏe hơn?

1 ngày 5 giờ trước

Loại vua trái cây mua 'như trò may rủi', bổ ra mới biết lời hay lỗ, hóa ra lại tốt...

1 ngày 20 giờ trước

Bỏ túi 2 công thức tráng miệng ‘siêu đỉnh’ từ trái bơ

2 ngày 7 giờ trước

Bật mí 3 loại thực phẩm siêu chế biến có thể tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng...

10/06/2024 06:12

Ngâm trái cây, rau củ trong dung dịch này có thể loại bỏ 90% thuốc trừ sâu

10/06/2024 06:12

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình