Theo lời Phật dạy, hôn nhân là mở đầu cho chuỗi ngày hòa hợp tâm tưởng của vợ chồng. Hôn nhân là đánh dấu sự đồng thuận giữa hai tâm hồn, muốn cùng nhau tạo dựng gia đình trọn đời. Sự hòa hợp trong tâm hồn càng sâu đậm, hạnh phúc của lứa đôi càng lâu dài.
Đức Phật xem hôn nhân không chỉ là nhân duyên giữa người và người để tạo hạnh phúc cho nhau, mà đây còn là để cả hai hoàn thiện mình tốt hơn.
Theo lời Phật dạy về hôn nhân trong kinh tạng có viết:
“Bốn đức tính: đồng tín, đồng giới, đồng thí, đồng trí tuệ như là điều kiện giúp cho con người xây dựng hạnh phúc hôn nhân vững bền. Hôn nhân chính là khởi điểm của tiến trình hoàn thiện bản thân hướng đến giác ngộ.
Ở đó hai tâm hồn luôn gắn kết song hành với nhau trong tình thương yêu và trong sự nỗ lực cùng thực hành Phật pháp, không chỉ trong đời này mà còn nhiều đời tiếp theo, cho đến lúc cả hai cùng đạt đến mục tiêu hoàn thiện hay giác ngộ”.
Như thế, theo lời Phật dạy thì hôn nhân chính là sự gắn kết tình yêu hướng thượng. Trong hôn nhân, lòng dạ con người càng thiện lương, hiền thiện, phẩm chất, nhân cách con người ngày một sáng trong và được cải thiện.
Dù vậy, cũng theo lời đức Phật, hôn nhân là chuyện thường ngày trong đời sống. Nhưng để làm tốt chuyện thường ngày lại không dễ. Đặc biệt là thời đại ngày nay, người ta quá dễ ngoại tình, khiến hôn nhân hạnh phúc bị đe dọa nguy hiểm quá nhiều.
Nguyên nhất thứ nhất chính là vì yêu thương chưa đủ đậm sâu. Không ít trường hợp, vợ chồng yêu nhau một thời gian ngắn rồi đi đến hôn nhân. Họ không đủ thời gian để thấu hiểu và dành cho nhau một tình yêu đủ lớn. Sau đó, khi đã có vợ chồng, họ lại gặp và yêu một người khác sâu đậm hơn, phải đành lòng phản bội người cũ.
Nguyên nhân thứ hai chính là vì một trong hai người thay lòng đổi dạ, họ không còn giữ được phẩm giá, nhân cách sau khi kết hôn. Khi đã có bạn đời, người ta sẽ ít quan tâm đến hình thức, không còn biết chăm chút bản thân như trước. Vợ sẽ không còn trìu mến như trước, thay vào đó sẽ trở nên bê bối trong mắt đối phương. Chồng lại trở nên lười biếng, hay say xỉn, lại không còn quan tâm vợ như trước khi cưới. Dần dần, hình ảnh vợ chồng trong mắt nhau sẽ không còn, tình cảm vì vậy cũng biến mất theo năm tháng.
Nguyên nhân thứ ba khiến người ta khó lòng thủy chung với nhau cả đời chính là vì dễ lung lay lòng dạ, đa tình đào hoa. Đã có vợ chồng rồi lại không kiềm lòng được với người đẹp, khéo ăn khéo nói trong thiên hạ. Theo lời Phật dạy thì đây là cái nghiệp từ tâm can. Nếu ai lỡ phạm phải điều này thì nên sám hối để cắt bỏ nghiệp đa tình, đào hoa.
Và nguyên nhân cuối cùng là một trong hai người có duyên tình với nhiều người trong kiếp trước, giờ sẽ phải gặp lại. Nếu người chồng kiếp trước làm quan có thê thiếp thì kiếp này khi gặp lại những thê thiếp đó cũng có tình cảm, cũng yêu thương.
Hãy hiểu, hạnh phúc thật sự của con người không nằm ở kiếp trước, kiếp sau, quá khứ hay tương lai, nó nằm ngay ở hiện tại. Trong mỗi con người đều có hạt mầm của hạnh phúc, cũng như trong mỗi gia đình, vợ chồng đều là người nắm giữ hạnh phúc. Quan trọng là liệu ta có nhận ra hay không, có mưu cầu hạnh phúc không, hay chỉ bóp méo hạnh phúc vì dục vọng sân si ở đời.
Hôn nhân, nghĩa tình đậm sâu nhất chính là khi tình yêu mới bắt đầu, càng sống cùng nhau lâu, tình yêu càng dễ nhạt đi. Vợ chồng đến được với nhau là nhờ duyên trời nhưng có thể cùng nhau cả đời hay không lại là do chính cả hai cố gắng…