Phụ Nữ Sức Khỏe

Lý do khiến người phụ nữ liên tiếp 2 lần phải bỏ con dù thai đã lớn

Hai lần mang bầu, nhưng người phụ nữ chưa một lần được làm mẹ, ngay cả lần thứ 2 khi thai đã được 30 tuần chị cũng đành phải bỏ con. Lý do vì cả hai vợ chồng đều mang gen bệnh tan máu bẩm sinh.

Với trên 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia), ước tính mỗi năm nước ta có khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh thể nặng, khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. Có những người phụ nữ hết lần này đến lần khác bị phù thai mà không hiểu nổi vì đâu số phận mình lại bất hạnh đến như vậy. Đó là một nỗi ám ảnh, day dứt, nỗi đau"đến chết cũng không quên được".

Trường hợp của chị Nguyễn Thị T. là một ví dụ. Chị đã trải qua 2 lần đình chỉ thai trong nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Lần đầu tiên, chị T. phải xa lìa đứa con bé bỏng chưa kịp chào đời vì bị thai lưu. Chị chỉ nghĩ mình không may và lại tiếp tục ôm ấp hy vọng ở lần mang thai thứ hai.

Nhưng hy vọng bao nhiêu thì tuyệt vọng bấy nhiêu, đến tuần thai thứ 30, chị đi siêu âm bác sĩ lại phát hiện bánh nhau phát triển quá lớn, tim thai to và có nguy cơ dẫn tới phù thai. Từ quê nhà chị phải lặn lội lên Hà Nội để khám. Lúc này chị mới biết nguyên nhân của những nỗi đau liên tiếp ấy, đó là do 2 vợ chồng chị cùng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Nghe bác sĩ thông báo mà chị tưởng như sét đánh ngang tai.


 
Uớc tính mỗi năm nước thai có khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. Ảnh: Công Thắng. 

Chị ngồi ở hành lang bệnh viện hàng giờ với hai hàng nước mắt chảy dài. Giờ đây con vẫn đạp trong bụng mẹ mà ngày mai sẽ phải xa con, chị tưởng như không thể vượt qua nỗi đau "đến chết cũng không quên được" ấy.

Nỗi ám ảnh quá lớn khiến chị T. không dám nghĩ đến việc tiếp tục mang thai nữa. Phải chờ đến 3 năm sau, vợ chồng chị mới dám lấy hết can đảm đến Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương xét nghiệm gen và xin tư vấn của các bác sĩ.

Năm 2019, anh chị quyết định đi thụ tinh nhân tạo và thực hiện chẩn đoán trước chuyển phôi.

Sau những nỗi đau thì cuối cùng may mắn cũng đến, gia đình chị T. vỡ òa hạnh phúc khi đón chào một em bé khỏe mạnh ra đời.

Nhìn con lớn lên từng ngày, chị xúc động chia sẻ: "Hai lần mất con khi con đã lớn làm em tuyệt vọng. Nếu không được biết về các biện pháp chẩn đoán trước sinh thì em cũng không dám sinh con nữa. Chúng em đã có một đứa con khỏe mạnh, điều đó như một giấc mơ vậy".

Tan máu bẩm sinh là nỗi đau đeo đẳng suốt cả cuộc đời người bệnh, là nỗi ám ảnh khôn nguôi với những người cha, người mẹ mang cùng gen bệnh. Nhưng với những tiến bộ của y học, người mang gen bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh sinh ra con bị bệnh.


Một trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh điều trị tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. Ảnh: Công Thắng. 

TS.BS. Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia cho biết hiện nay, tại Việt Nam đã có thể triển khai các biện pháp chẩn đoán trước sinh thalassemia ngang tầm với các nước trong khu vực như chẩn đoán thai nhi, chẩn đoán trước chuyển phôi. Mỗi năm, Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương thường xuyên xét nghiệm và tư vấn cho khoảng trên 300 cặp vợ chồng thực hiện sàng lọc, chẩn đoán trước sinh thalassemia, từ đó đã có hàng trăm em bé khỏe mạnh ra đời. 

"Các bạn trẻ và những người trong độ tuổi sinh đẻ hãy thực hiện tầm soát gen bệnh tan máu bẩm sinh càng sớm càng tốt. Các cặp vợ chồng không may cùng mang gen bệnh hãy đi khám để được tư vấn và lựa chọn biện pháp chẩn đoán trước sinh phù hợp", BS Hà nói.

Trong thời gian qua, Viện Huyết học - Truyền máu Trung đã đẩy mạnh công tác truyền thông và thực hiện khảo sát dịch tễ về tan máu bẩm sinh trên toàn quốc, nghiên cứu, hoàn thiện các kỹ thuật xét nghiệm đột biến gen thalassemia nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán người mang gen và chẩn đoán trước sinh, tiến tới giảm dần số trẻ em sinh ra bị bệnh.Nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị về bệnh tan máu bẩm sinh đã được báo cáo tại hội nghị khoa học Huyết học - Truyền máu toàn quốc năm 2020diễn ra tại Hà Nội mới đây.

Đó là cơ hội tốt để các cán bộ y tế trên toàn quốc cập nhật các kiến thức mới, chia sẻ kinh nghiệm trong điều trị, chẩn đoán trước sinh thalassemia nói riêng cũng như các lĩnh vực thuộc chuyên khoa Huyết học-Truyền máu nói chung.

TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, cho biết Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác hiến máu trong năm 2020. Có những thời điểm thiếu nghiêm trọng nguồn máu đáp ứng cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Khi các hoạt động hiến máu trở lại bình thường, thống kê cho thấy lượng người hiến máu tăng 60-70%.

Năm 2021, mục tiêu của Viện là tăng lượng người hiến máu thường xuyên, kết hợp các chương trình hiến máu tình nguyện trên cả nước. Tại Hà Nội, khoảng 200.000 người hiến máu thường xuyên. Mỗi năm họ chỉ hiến một lần, kho máu đã có 200.000 đơn vị. Lượng máu hiến này giúp hạn chế tình trạng máu. Chất lượng máu từ nguồn hiến này rất cao do họ tự sàng lọc cũng như có kế hoạch hiến cụ thể, hợp lý, đều đặn.

Theo Trương Hằng-Nam Phương/Dân Trí

Tin liên quan

Người phụ nữ bị máy xay thịt ‘nuốt’ cả bàn tay khi đang vệ sinh máy, cảnh giác với nguy...

Người phụ nữ được đưa đi cấp cứu trong khi cánh tay còn dính chặt với khay inox để xay...

Bé trai 6 tháng tuổi xuất hiện căn bệnh hiếm gặp chưa từng được ghi nhận tại Việt Nam

Đứa bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng vành tai, má, tay và chân xuất hiện...

Hai sản phụ ở miền Tây sinh tam thai

Sinh tam thai tự nhiên rất hiếm gặp với tỷ lệ từ 1/60.000 đến 1/200 triệu ca. Tuy nhiên, trong...

Thực dưỡng giảm cân, nữ sinh 14 tuổi hốc hác, nhăn nhúm như bà cụ

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Mai Nhiên, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang Hà Nội cho biết chị vừa...

Liên quan tới vụ pate Minh Chay: 1 người Hà Nội tử vong

Sáng 27/11, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết liên...

Bé gái chào đời còn nguyên trong bọc ối

Hiện tượng đẻ còn nguyên túi ối hay còn gọi là "đẻ bọc điều" rất hiếm gặp. Ca sinh đôi...

Thế giới ghi nhận hơn nửa triệu ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua

Tính đến 8 giờ sáng 27/1 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới có 61,28 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

16 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 11 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình