Phụ Nữ Sức Khỏe

Lợi và hại của phương pháp sinh mổ, mẹ bầu nên biết

Ngày nay, phương pháp sinh mổ được các bà bầu không ngần ngại lựa chọn, vì sợ cảm giác chuyển dạ đẻ thường. Tuy nhiên, vấn đề sinh mổ hay sinh thường vẫn còn nhiều bàn cãi

Mối băn khoăn thường trực của các mẹ là: mổ lấy thai sẽ gây hại cơ thể mẹ? Trẻ đẻ mổ có khỏe không? Việc phục hồi sau sinh sẽ mất rất nhiều thời gian?... Hãy cùng tìm hiểu về những ưu nhược điểm của phương pháp này để các mẹ yên tâm hơn khi quyết định sinh mổ.


1. Ưu điểm của việc sinh mổ

Là phương pháp khá nhẹ nhàng và nhanh gọn, bà bầu sẽ không mất sức và hoàn toàn tỉnh táo. Giảm sự đau đớn khi lên cơn đau đẻ. Chủ động được thời điểm để con chào đời theo ý muốn. Một ưu điểm nữa của phương pháp sinh mổ là giảm được nguy cơ tử vong cho cả mẹ và bé trong các trường hợp khi thai nhi có những dấu hiệu: đầu thai không thuận, thai nhi có bệnh tim hay bệnh thận, bánh nhau nằm trước đường đi của thai nhi khi sinh ngã âm đạo, tràng hoa quấn cổ, thai nhi quá to, sức khỏe bà bầu quá yếu không ổn định, bị huyết áp cao hay yếu tim.

2. Nhược điểm của sinh mổ

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì sinh mổ vẫn có những hạn chế và rủi ro như :Mẹ có thể đối mặt với các biến chứng sau sinh vô cùng nguy hiểm như: nhiễm trùng vết mổ, dính ruột…Nếu sinh mổ nhiều lần và những lần này quá gần nhau, sản phụ có nguy cơ vỡ tử cung rất cao. Đau vết mổ và để lại sẹo mất thẫm mỹ. Nếu sản phụ không chăm sóc vết mổ kĩ lưỡng nó sẽ biến thành sẹo lồi rất xấu. Thời gian phục hồi sau sinh mổ sẽ kéo dài hơn sinh thường.

- Ảnh hưởng của các loại thuốc vào cơ thể: Bao gồm thuốc gây mê, kháng sinh và các loại thuốc tiêm vào cơ thể trong quá trình phẫu thuật mổ lấy thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và nguồn sữa cung cấp cho cơ thể bé.

Hiểu rõ những ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp sinh mổ để bà bầu có sự lựa chọn thích hợp phương pháp nào tốt nhất cho bản thân. Điều quan trọng là đảm bảo an toàn, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé sau sinh.

3. Số lần tối đa có thể mổ đẻ

Đây chắc chắn là vấn đề nhiều chị em rất muốn biết, nhất là những sản phụ đã sinh mổ lần đầu. Theo các bác sĩ, thường nếu đã mổ lấy con lần đầu, các lần sau mẹ cũng sẽ phải mổ lấy con.

Nếu chọn phương pháp sinh này, số lần mang thai cần được giới hạn. Nếu sinh mổ quá 3 lần, mẹ có thể sẽ đối mặt với các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: nứt vỡ tử cung ngay khi chưa chuyển dạ.

Việc mổ đi mổ lại nhiều lần sẽ khiến cho vết mổ bị xơ hóa và kém liền sẹo gây nhiễm trùng nguy hiểm. Vì thế, các bác sĩ khuyên bạn chỉ nên sinh mổ tối đa 3 lần để tránh nguy hiểm đến sức khỏe và mạng sống của mình và bé.

Theo Thu Thủy/Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Tại sao trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh hô hấp hơn trẻ sinh thường?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, những trẻ sinh mổ sẽ có sức đề kháng yếu hơn...

Ăn gì lợi sữa sau sinh mổ?

Nhiều chị em băn khoăn không biết ăn gì lợi sữa sau sinh mổ để vừa đảm bảo nguồn sữa...

7 dấu hiệu buộc mẹ bầu phải sinh mổ mẹ nên biết

Dù muốn hay không nếu gặp phải một trong những dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu chắc chắn sẽ được...

Những điều thai phụ cần chú ý sau khi sinh mổ

Các ca sinh mổ chỉ được các bác sĩ chỉ định khi thai phụ gặp những vấn đề về sức...

Ngôi thai ngược cũng chưa chắc phải sinh mổ, hãy xem bác sĩ xoay bé lại ngay từ bên ngoài

Mẹ cũng có thể tự tập những bài tập ở nhà từ tuần thứ 30-37 của thai kì để bé...

Chọn ngày giờ tốt cho bé chào đời bằng sinh mổ - hậu quả khó lường

Nhiều sản phụ chọn sinh mổ sớm để con ra đời vào giờ đẹp. Việc can thiệp thai nhi sớm...

Sự KHÁC BIỆT lớn nhất giữa SINH THƯỜNG và SINH MỔ?

Chị em đang mang thai, đặc biệt là mẹ bầu sắp sinh vẫn thắc mắc những điều KHÁC NHAU giữa...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình