Phụ Nữ Sức Khỏe

Loay hoay xử phạt không phân loại rác, lo người dân vứt rác sang… nhà hàng xóm

Theo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi, người dân không phân loại rác tại nguồn có thể bị xử phạt đến 1 triệu đồng. Các chuyên gia lo lắng hệ luỵ hành vi vứt trộm rác bừa bãi phổ biến hơn.

Nguy hại từ rác thải điện tử

Sáng 12/8, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp và hộ gia đình trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt". Qua đó, nhằm đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và hộ gia đình trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Theo GS.TS. NGND Trần Hiếu Nhuệ, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, nếu trước đây, chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao từ 80-96% thì đến năm 2017 giảm xuống còn 50-70%; thành phần giấy và kim loại trong chất thải rắn sinh hoạt thay đổi tùy thuộc vào nguồn phát sinh và có xu hướng tăng dần... nhiều thành phần khó xử lý và khó tái chế như vải, da, cao su trước đây có tỷ lệ thấp thì nay có xu hướng tăng hơn.

Phân loại rác tại nguồn vẫn là điểm nghẽn trong xử lý chất thải rắn tại Việt Nam.

Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều bất cập như tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt nhiều nơi chưa cao, chưa được phân loại tại nguồn, tỷ lệ tái chế còn thấp, phương thức xử lý chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ sinh… đã trở thành vấn đề nổi cộm, bức xúc ở nhiều địa phương. Theo số liệu ước tính, hiện nay trên cả nước lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 60.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dự báo tăng 10-16%/năm.

GS Trần Hiếu Nhuệ cho biết, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100 nghìn tấn rác thải điện tử. Theo Liên Hiệp Quốc, chất thải điện tử là những sản phẩm bị loại đi có pin hoặc có phích cắm kèm theo các chất độc hại ảnh hưởng cho sức khỏe con người và môi trường. Các thiết bị điện tử đều chứa những nguyên tố độc hại cao như chì, thủy ngân, các chất chống cháy. Các thiết bị công nghệ, điện tử chủ yếu làm từ nhựa, kim loại chì và những nguyên tố khác chiếm tới 70% tổng lượng chất thải độc hại của thế giới.

Nhựa tốn rất nhiều thời gian để phân hủy, quá trình phân hủy có thể mất từ 500 năm đến 1.000 năm. Việc tiếp xúc với chì sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Hydrocacbon thơm đa vòng, dioxin brom hóa và những kim loại nặng khác sẽ làm axit hóa nguồn nước giết chết cá và những loài thực vật dưới nước. Nhận thức được mức độ nguy hiểm của loại rác này, để giảm thiểu gánh nặng ô nhiễm cho môi trường, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng tìm ra giải pháp xử lý rác thải điện tử một cách khoa học nhất.

Hiện nay, quá trình thu gom và xử lý các rác thải điện tử ở Việt Nam mới ở mức độ thô sơ, việc xử lý rác thải điện tử vẫn còn là vấn đề bất cập.

Nước ta hiện có khoảng 100 cơ sở thu mua và tái chế rác thải điện tử, tuy nhiên việc tái chế này đa phần chỉ dừng lại ở phạm vi thủ công. Còn những cơ sở áp dụng công nghệ cao một mặt còn gặp khó khăn trong việc đầu tư nhân lực, trang thiết bị, mặt khác còn thiếu sự đầu tư về khoa học và chuyển giao công nghệ.

Xử phạt không phân loại rác: Khó đủ đường!
Ngày 10/1/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Nghị định 08) trong đó có quy định về chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, các chi phí cho hoạt động quản lý chất thải sẽ do chủ thể sản sinh chất thải chi trả.

TS Nguyễn Văn Phương,Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, để triển khai các quy định về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt UBND cấp tỉnh cần có quy định về hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải được thực hiện thông qua giá bán bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt hoặc thể tích thiết bị chứa đựng chất thải rắn sinh hoạt, hoặc cần xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt....

Ông Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường cho rằng hiện có 4 văn bản pháp luật trong đó Điều 79, Luật BVMT năm 2020 quy định: "Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính dựa trên khối lượng hoặc thể tích rác thải sau khi đã phân loại"; (ii) Hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, đơn vị thải dưới 300 kg/ngày phải phân rác thành ba loại (hữu cơ, vô cơ và độc hại); Sẽ xử phạt hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, đơn vị không phân loại rác và không xử dụng bao bì chứa theo đúng quy định thì bị phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

Như vậy, hộ gia đình, cá nhân và cơ quan, đơn vị phải thực hiện 3 việc là phải mua bao bì chứa rác theo quy định; Phân loại rác tại nguồn; Chuyển giao rác thải cho đơn vị dịch vụ.

"Qua khảo sát sơ bộ cho thấy, đến năm 2024 khó thực hiện được việc phân loại rác tại nguồn, xử phạt vi phạm hành chính việc không phân loại rác và không sử dụng bao bì chứa rác đúng quy định", ông Miều nhận định.

Dự báo sẽ xảy ra một số hiện tượng bất cập, người dân chưa có nhận thức đầy đủ về thu gom phân loại rác tại nguồn. Sẽ xảy ra các hiện tượng đổ rác sang nhà khác, đổ ra đường giao thông, ao hồ, sông suối, nơi công cộng… UBND cấp xã thiếu nguồn lực để theo dõi, phát hiện, lập biên bản, xử phạt người vi phạm; Đơn vị dịch vụ phải xây dựng nhiều điểm tập kết rác, có nhân lực cân rác, viết hóa đơn thu tiền theo khối lượng hoặc trọng lượng.

Để thúc đẩy doanh nghiệp và hộ gia đình tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Trần Hiếu Nhuệ cho rằng, trước hết, cần thay đổi nhận thức, tư duy về chất thải rắn.

Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt là nguồn tài nguyên tương lai có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn; nhà nước tạo điều kiện pháp lý rõ ràng, tôn trọng nguyên tắc thị trường minh bạch cho phép doanh nghiệp và hộ gia đình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt có thể thu được lợi ích kinh tế.

Đồng thời, đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý và minh bạch trong các quy định chính sách cụ thể về khuyến khích xã hội hóa theo nguyên lý "các bên cùng thắng", theo đó mức lợi nhuận đủ hấp dẫn đầu tư tư nhân và đạt được mục tiêu quản lý một cách hiệu quả. Ngoài ra, cần dành một khoản ngân sách cho đầu tư ban đầu đủ hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân cùng tham gia trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở nhiều địa phương.

Theo Tô Hội/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Ngày mai, xét xử kẻ sát hại 3 người trong gia đình vợ cũ

Đoàn Minh Hải bị cáo buộc sát hại ba người trong gia đình vợ cũ để trả thù việc bị...

Người phụ nữ bị sát hại trên phố Hàng Bài liên quan đến tình ái

Nguyên nhân sơ bộ được cơ quan chức năng quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội xác định có liên quan...

Chủ trọ ở Bình Dương kể thời khắc nghe bé gái 10 tuổi la hét, kêu cứu

Bố mẹ đi làm để hai chị em ở nhà rồi sự việc đau lòng xảy ra.

TPHCM: Mưa dông mạnh, cây xanh bật gốc đè trúng 3 xe ô tô

Trong cơn mưa dông, một số cây xanh trên đường Võ Văn Kiệt, quận Bình Tân (TPHCM) bất ngờ bật...

Vợ chồng ‘bảo mẫu’ khai nhận dùng que gỗ, búa nhựa hành hạ dã man bé gái 18 tháng tuổi

Quá trình đấu tranh, cặp vợ chồng “bảo mẫu” đã khai nhận dùng dây sạc điện thoại, que gỗ, búa...

Thông tin mới vụ thiếu nữ Hà Nội mất tích gần 1 tháng nay

Gần một tháng nay, gia đình đã tích cực tìm kiếm con gái nhưng vẫn chưa có kết quả. Đến...

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

21 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

21 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

21 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

21 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

21 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

21 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 11 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 12 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình