Có thể bắt gặp rau gia vị này ở bất cứ món ăn nào, từ xào, chiên, hấp, canh, bún, cháo, phở,… Chính vì vậy hành lá được mệnh danh là loại rau "gia vị quốc dân”.
Tuy rất phổ biến, là gia vị quen thuộc hàng ngày của mỗi gia đình, nhưng ít người biết, loại rau gia vị thân quen này còn có tác dụng trong việc điều trị một số bệnh.
Trong y học cổ truyền hành lá là vị thuốc lâu đời với tác dụng giải cảm tuyệt vời. trong y học cổ truyền, hành chứa vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng, an thai. Thường dùng chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, đầy bụng, bụng lạnh.
Theo nghiên cứu khoa học, hành chứa lượng đáng kể calci, phosphor và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể.
Ngoài ra, hành còn chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfid, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước.
Dưới đây là những công dụng bất ngờ của hành lá đối với sức khoẻ:
Ngăn chặn sự phát triển của ung thư
Một trong những lợi ích ấn tượng nhất của hành lá ngăn ngừa sự phát triển của một số loại ung thư. Trong hành có chứa một chất có tên là allicin, được biết đến là chất chống ung thư tự nhiên.
Một nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát hiện allicin rất hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày, đồng thời giúp ngăn chặn, kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư nói chung.
Giúp xương chắc khỏe
Hành lá xanh là thực phẩm rất giàu vitamin C, vitamin K và một số dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Trong một vài nghiên cứu còn phát hiện thành phần của hành có thể tái tạo xương, hạn chế khả năng loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Các chuyên gia kiến nghị nếu bạn muốn có một khung xương khỏe mạnh, hãy thường xuyên thêm hành lá vào món ăn hàng ngày.
Hỗ trợ giảm cân
Hành lá là thực phẩm có hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất dinh dưỡng, do đó rất được ưa chuộng trong chế độ ăn uống của người giảm cân.
Bên cạnh đó, hành lá cũng chứa một lượng chất xơ đáng kể, tạo cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn, rất tốt cho việc giảm cân.
Ngoài ra, hành lá còn có thể làm thay đổi biểu hiện của một số gen liên quan đến béo phì từ đó làm giảm trọng lượng cơ thể và thu nhỏ các tế bào mỡ.
Hỗ trợ quá trình đông máu
Hành lá rất giàu vitamin K. Vitamin K là chất dinh dưỡng đóng vai vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Quá trình đông máu giúp cơ thể ngăn ngừa chảy máu quá nhiều do chấn thương.
Do đó, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K như hành lá vào bữa ăn hàng ngày có thể giảm các triệu chứng bầm tím và chảy máu.
Tăng cường miễn dịch
Hành lá giúp tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch để ngăn ngừa bệnh tật và nhiễm trùng. Đồng thời, hành lá còn chứa một hợp chất làm tăng sản xuất các kháng thể chống lại bệnh cảm cúm thông thường.
Theo nhiều nghiên cứu, hoạt chất phytochemiscal có trong hành lá không chỉ là chất chống oxy hóa rất mạnh, mà còn là dưỡng chất rất cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể. Đặc biệt hoạt chất này có thể hỗ trợ hệ miễn dịch, tiêu diệt và loại bỏ các gốc tự do.
Ngoài ra, hành lá còn chứa một lượng lớn vitamin C. Vitamin C này hoạt động như chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Chiết xuất từ hành lá có thể làm giảm đáng kể một số yếu tố gây ra bệnh tim như tăng cholesterol, triglyceride và cholesterol xấu
Ngoài ra, hành lá còn chứa nhiều vitamin K, giúp ngăn ngừa sự xơ cứng động mạch bằng, ngăn chặn sự hình thành cặn canxi trên thành động mạch. Nhờ đó, mà hành lá được thêm vào bữa ăn hằng ngày để giữ cho trái tim khỏe mạnh
Cải thiện sức khỏe xương
Ngoài việc ngăn ngừa bệnh tim và cải thiện quá trình đông máu, vitamin K có trong hành lá còn giúp xương chắc khỏe.
Vitamin K cải thiện sức khỏe xương bằng cách tăng sản xuất protein cần thiết để duy trì canxi xương và tăng mật độ xương.
Mặt khác vitamin K trong hành lá có thể hoạt động kết hợp với canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống của bạn để tăng cường sức khỏe xương, ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người lớn tuổi.
Sai lầm khi ăn hành lá
Không ăn rễ hành: Rễ hành lá là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng nhất của thực phẩm này. Có khả năng chống oxy hóa cao, diệt khuẩn, cũng có thể điều trị chảy máu, nhiễm trùng đường ruột.
Tuy nhiên, khi ăn rễ hành cần phải vệ sinh sạch sẽ, sau đó chế biến cùng với lá và củ hành như bình thường.
Chiên hành lá: Sau khi phần lá xanh được chiên, luộc, xào ở nhiệt độ cao, các chất dinh dưỡng cơ bản gần như mất hết, vì vâỵ rất nhiều nhà đầu bếp nổi tiếng sẽ thái nhỏ hành lá và rắc vào bước cuối cùng trong quá trình nấu ăn.
Điều này không những giúp món ăn đẹp mắt mà còn giữ được tối đa nguồn dinh dưỡng của loại thực phẩm này.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ hành lá
Trừ giun đũa: Hành cây (cả củ và lá) 30 g, rửa sạch, thái nhỏ, sao qua với dầu hạt cải (đốt to lửa, sao nhanh, không cho thêm nước và muối), cho trẻ ăn vào sáng sớm lúc vừa ngủ dậy. Khoảng 2 giờ sau có thể ăn uống bình thường. Ăn liên tục trong 3 ngày, có tác dụng trừ giun, không độc hại.
Chữa trúng gió ngất xỉu: Lấy 3 cây hành trắng rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa với nước tiểu trẻ trai (7-10 tuổi) rồi đổ cho bệnh nhân uống.
Chữa bí tiểu tiện: Lấy 4-5 cây hành trắng rửa sạch, giã nát cả lá lẫn củ, nhào với mật ong rồi đắp lên 2 ngọc hành, rất công hiệu. Hoặc: Lấy 3 củ hành rửa sạch, băm nhỏ, sao nóng, bọc vải chườm.
Lưu ý khi ăn hành lá
Những bài thuốc được giới thiệu ở trên chỉ là các bài thuốc mang tính hỗ trợ điều trị và tham khảo, không thay thế cho các chỉ định của bác sĩ. Trước khi áp dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Bên cạnh những lợi ích về mặt sức khỏe, ăn quá nhiều hành lá cũng có thể gây ra tình trạng tóc bạc sớm, mờ mắt, không phù hợp với những người dương thịnh, bốc hỏa do hành có tính ấm.
Đặc biệt, phụ nữ có kinh sớm hoặc ra kinh nhiều nên hạn chế ăn nhiều hành lá. Ngoài ra, không được dùng hành với mật ong.