Phụ Nữ Sức Khỏe

Loại nước lá rẻ tiền, bán đầy vỉa hè, được dùng làm "thuốc" lâu năm

Trà là loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Trong văn hoá, của người dân Việt thì trà là thứ nước uống không thể thiếu.

BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học y Dược TP.HCM (Cơ sở 3), cho biết người dân đã biết dùng chè từ 2.500 năm trước Công nguyên, sau tới Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác.

Tại Việt Nam chè được dùng nhiều ở các tỉnh vùng núi phía bắc như: Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên. Một số tỉnh miền Nam cũng trồng chè có thể kể tới như: Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

Khoa học hiện đại đã nghiên cứu trong lá chè có chứa tới 20% tanin là một chất có tác dụng làm săn da, sát khuẩn mạnh. Cafein trong chè có tỷ lệ 1,5-5%. Ngoài ra, chè còn có một số vitamin như: B1, B2 và C. Đặc biệt tanin trong chè có tác dụng như một vitamin P vì đây là hỗn hợp của các catechin và dẫn xuất của catechin có cấu trúc hóa học của vitamin P.

Theo bác sĩ Tấn Vũ trong chè còn có một số flavonol như: Kaempferol, quercetin, myricetin là các chất chống oxy hoá có tác dụng làm trẻ hoá tế bào.

Trong y học cổ truyền, chè có vị đắng chát, hơi ngọt; tính mát; vào kinh can, thận. Tác dụng: Thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, tiêu thực, cầm tả lỵ, bớt mụn nhọt, khỏi chóng mặt, đẹp da thịt, minh mẫn đầu óc.

Chè là loại nước mang tới nhiều lợi ích sức khoẻ, nguồn: Internet

Trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh có ghi chép: Chè có vị ngọt đắng, tính hơi hàn. Tác dụng: nhuận tràng, trừ nhiệt, khu phong; sáng mắt; nhẹ đầu; hạ đờm; trị lỵ; tiêu thức ăn.

Một số bài thuốc từ chè như sau:

Chữa lỵ: Chè hương (chè được ướp với các loại hương hoa) 100g, cam thảo 10g, nước 100ml; lấy chè và cam thảo đổ nước vào cho ngập. Đun sôi trong nửa giờ, lọc. Bã còn lại thêm nước cho xâm xấp và đun sôi trong nửa giờ nữa. Đổ nước lần 1 và lần 2 vào nấu cô đặc. Ngày dùng 4 lần, mỗi lần 5ml -10ml. Mỗi lần điều trị cần 3 - 5 ngày.

Chữa nốt đậu lở loét: Thái lá trà già thêm ngọn bạc hà, hai thứ bằng nhau, sắc đặc và dùng để rửa.

Chữa ho do đờm suyễn không ngủ được: chè 60g, bạch cương tàm 60g. Hai thứ tán nhỏ cho vào bình có nắp kín, cho vào 4 bát nước sôi, khi đi ngủ thêm chút nước sôi cho nóng và uống là khỏi.

Chữa viêm phế quản mạn tính, ho lâu không dứt, nôn ra dãi nhớt: Chè du (trà để lâu năm; không mốc) 240g, nước gừng tươi 240ml, mật ong 240g. Luyện chung đến khi đen như sơn là được. Cách dùng: mỗi lần uống 1 thìa canh, pha với nước còn ấm, ngày dùng 2 lần: sáng, tối.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho hay, trường hợp bị mẩn ngứa có thể dùng lá trà tươi, rửa sạch (bằng muối hoặc dung dịch rửa rau), vò nát và hãm như cách pha trà để uống. Pha loãng cho âm ấm rồi tắm. Tắm 3 lần/tuần, các vết đỏ và mẩn ngứa sẽ lặn nhanh chóng.

Trẻ nhỏ bị rôm sảy cho trẻ dùng lá trà xanh nấu nước tắm rất hiệu quả. Do trong nước trà xanh có rất nhiều phenol. Loại chất này có công dụng tiêu viêm, ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, siêu vi trùng có hại.

Nước trà xanh còn có tác dụng rất rõ rệt trong làm đẹp, đặc biệt tốt cho việc trị mụn. Khi da bị nổi mụn nhiều. Nếu là mụn cám thì rửa mặt với trà xanh ngày 2 lần (sáng và tối) để làm sạch nhờn và bụi bẩn. Trà xanh có thể dùng để tẩy da chết, gội đầu giúp tóc mềm mượt.

Trường hợp bị ong đốt lấy một ít bã chè đã hãm một lần, xát vào chỗ bị ong đốt, hoặc lấy lá chè giã nát đắp vào chỗ đau.

Theo Ngọc Minh/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Ngoài chả lụa, 3 cháu bé ở TPHCM đã ăn gì trước khi ngộ độc botulinum?

Gia đình 3 cháu bé đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cung cấp cho phóng viên...

Vụ ngộ độc botulinum ở TP HCM: Hai anh em liệt cơ, diễn tiến xấu

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đang cố gắng dùng các phương pháp điều trị tốt nhất cứu 2...

Botulinum gây ngộ độc khác gì loại botox dùng trong thẩm mỹ?

Botulinum toxin trong thẩm mỹ khác với loại botunilum gây ngộ độc cho nhiều bệnh nhân ở TP HCM

Bé trai 9 tuổi suy thận cấp sau khi bị mẹ đánh vào mông, những vùng nguy hiểm trên cơ...

Cha mẹ dù nóng giận tới đâu cũng nên tránh tác động mạnh đến một số vùng nhạy cảm trên...

TP.HCM thiếu nhiều loại thuốc hiếm

Các loại thuốc hiếm điều trị cho các chuyên khoa mắt, da liễu truyền máu huyết học đang thiếu nhiều...

Không tẩy giun nhiều năm, người đàn ông được phát hiện mắc bệnh hiếm

Bệnh nhân T.S không tẩy giun sán trong nhiều năm, đi khám với triệu chứng sốt thất thường, ho khạc...

Dấu hiệu nhận biết hen ở trẻ còn đang bú mẹ

Cho đến nay chưa có xét nghiệm nào đặc hiệu để chẩn đoán hen tuổi bú mẹ và trẻ chưa...

Tin mới nhất

Sau biến cố nợ nần, Dương Cẩm Lynh chỉ mong ước một điều

13 phút trước

Tập thể dục buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe? Chuyên gia cảnh báo nên cẩn thận với...

14 phút trước

Chìa khóa để điều trị bệnh tiền tiểu đường là giảm mỡ bụng hơn là giảm trọng lượng cơ thể

15 phút trước

Ngày đầu đi học hướng nội, con lai Ấn của Võ Hạ Trâm giờ đây 'ở level mới'

18 phút trước

Sơn Tùng và Hải Tú đón 'tin vui' sau nhiều năm, người hâm mộ ủng hộ nhiệt tình!

31 phút trước

6 sai lầm trong điều trị đau mắt đỏ khiến bệnh lâu khỏi

35 phút trước

Phùng Ngọc Huy: 'Lavie nhớ rõ những kỷ niệm bên mẹ'

41 phút trước

“Bà mẹ 3 con” Phạm Quỳnh Anh bất ngờ tiết lộ tình trạng đáng lo ngại

50 phút trước

Mới 3 tuổi, ái nữ Suchin khiến Cường Đô La phải 'chào thua' vì 1 câu nói

58 phút trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình