Phụ Nữ Sức Khỏe

Liên tiếp ghi nhận người mắc bệnh than: Bệnh than là bệnh gì, lây truyền như thế nào?

Bệnh than thuộc nhóm B trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh gây nên tình trạng nhiễm trùng nặng có thể tử vong nếu không phát hiện, điều trị kịp thời.

 

Mới đây, Bệnh viện Việt Đức ghi nhận một số ca mắc bệnh than, đáng chú ý đa số người bệnh đều có bệnh lý nền như tiểu đường, ung thư… nên việc điều trị gặp không ít khó khăn. PGS TS Nguyễn Đức Chính – Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, tác nhân gây bệnh chủ yếu là do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Nếu không được xử lý, nhiễm trùng có thể lan tỏa đến các phần khác của cơ thể.

Vì thế khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh, đặc biệt là người đề kháng kém hay có bệnh chuyển hóa như đái tháo đường… cần đến ngay các cơ sở y tế khám và điều trị, tránh những diễn biến nặng của bệnh có thể gây ra hậu quả đáng tiếc, thậm chí biến chứng nhiễm khuẩn huyết còn có thể gây tử vong. 

lien tiep ghi nhan nguoi mac benh than: benh than la benh gi, lay truyen nhu the nao? - 1
 

Trường hợp mắc bệnh than được điều trị tại BV Việt Đức.

Bệnh than là bệnh gì?

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) bệnh than thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thường làm tổn thương da, hiếm khi gây tổn thương miệng-họng, đường hô hấp dưới, trung thất hoặc bộ máy tiêu hóa.

Khu vực da bị nhiễm trùng xuất hiện ngứa đầu tiên, sau đó dẫn đến tổn thương, nổi sần, mụn nước và từ 2 - 4 ngày sau phát triển thành nốt loét màu đen. Xung quanh chỗ loét thường có phù mức độ từ nhẹ đến nặng và lan rất rộng, đôi khi có mụn nước nhỏ thứ phát.

 

Nốt loét thường không đau, nếu có đau là do phù hoặc bội nhiễm. Đầu, cánh tay và bàn tay là nơi hay bị tổn thương nhất. Nốt loét có thể bị nhầm lẫn với viêm da. Nơi nhiễm khuẩn không được điều trị có thể lan tới các hạch bạch huyết vùng rồi vào máu gây nhiễm trùng huyết và tổn thương não. Tỷ lệ tử vong bệnh than thể da không được điều trị từ 5%-20%. Nếu điều trị kháng sinh có hiệu quả ít khi xảy ra tử vong.

Triệu chứng của bệnh than

Triệu chứng đầu tiên của bệnh than thể phổi là triệu chứng cấp tính nhẹ và không đặc trưng của suy hô hấp giống như bị nhiễm đường hô hấp trên thông thường. Trên X-quang cho biết trung thất to hơn, sốt và sốc sau 3-5 ngày và sau đó là tử vong.

Bệnh than thể ruột hiếm gặp và khó phát hiện trừ khi bệnh có xu hướng xảy ra thành dịch lớn ở dạng ngộ độc thức ăn. Đau bụng dữ dội kèm theo sốt, nhiễm khuẩn huyết và kết thúc bằng tử vong trong những trường hợp điển hình. Thể mồm-họng của bệnh tiên phát cũng đã được mô tả.

Để xác định được bệnh thì phải tìm thấy trực khuẩn gây bệnh từ máu, nốt loét hoặc chất tiết trong tiêu bản nhuộm trực tiếp, nuôi cấy, tiêm truyền cho chuột lang, thỏ. Xét nghiệm huyết thanh học để xác định hiệu giá kháng thể tăng trong huyết thanh kép được thực hiện ở các phòng thí nghiệm chuyên khoa.

Tác nhân gây bệnh là trực khuẩn than (Bacillus Anthrasis).

Tác nhân gây bệnh than

Bệnh gây bên bởi trực khuẩn than (Bacillus Anthrasis). Trực khuẩn này có khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài rất lâu dài. Bào tử than có thể tồn tại trong đất 5-10 năm.

Bệnh thường lưu hành ở các nước Nam Mỹ, Trung Mỹ, Nam và Đông Âu, Châu Á và Châu Phi, bệnh thường xảy ra đối với những người có liên quan đến công việc chăn nuôi và giết thịt động vật ăn cỏ, ở những công nhân chế biến da, lông thú, những nhân viên thú y...

Thời gian ủ bệnh có thể từ một vài giờ đến 7 ngày, hầu hết các trường hợp xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc.

Bệnh than lây truyền thế nào?

Bệnh lây truyền qua da là do tiếp xúc với các mô của động vật (gia súc, cừu, dê, ngựa, lợn và các súc vật khác) chết vì mắc bệnh than; nhiễm qua lông, da, xương hoặc các sản phẩm làm từ những nguyên liệu trên như trống, bàn chải… Lây truyền qua đất bị nhiễm khuẩn từ các động vật mắc bệnh hoặc do sử dụng phân bón chế biến từ xương động vật bị nhiễm khuẩn dùng cho việc chăm bón vườn tược.

Hiện không có bằng chứng về việc lây truyền bệnh than từ sữa động vật nhiễm khuẩn. Những loài chim ăn thú vật chết cũng có thể truyền bệnh từ vùng này sang vùng khác. Nhiễm khuẩn ngẫu nhiên có thể xảy ra ở những nhân viên làm trong phòng thí nghiệm.

Các biện pháp phòng chống, dịch

- Tuyên truyền, giáo dục công nhân giữ gìn vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm khuẩn có khả năng bị lây truyền bệnh than và cách chăm sóc chỗ da bị xây xát.

- Phòng chống bụi và đảm bảo thông gió tốt ở những ngành công nghiệp có nguy cơ lây bệnh than, đặc biệt ở những nơi chế biến nguyên vật liệu động vật thô. Duy trì kiểm tra sức khỏe thường kỳ cho công nhân với sự chăm sóc y tế kịp thời đối với những chỗ da bị tổn thương nghi nhiễm khuẩn.

Sử dụng quần áo bảo hộ lao động, nhà tắm thích hợp để tắm giặt và thay quần áo sau khi làm việc. Dùng hơi focmaldehyt để tiệt khuẩn giai đoạn cuối cùng ở những nhà máy bị nhiễm B. anthracis.

- Rửa, tiệt khuẩn cẩn thận các lông, da, các sản phẩm của xương và các thức ăn khác nguồn gốc động vật thật cẩn thận trước khi chế biến.

- Không bán da của những súc vật nhiễm bệnh than và không được dùng xác những súc vật này làm thức ăn.

- Nếu nghi là bệnh than thì không cần mổ xác súc vật nhưng lấy mẫu máu vô khuẩn ở cổ để nuôi cấy vi khuẩn. Tránh gây nhiễm ra xung quanh. Do sơ xuất đã mổ xác súc vật thì phải tiệt khuẩn và tiêu hủy tất cả các dụng cụ và vật dùng.  Vì bào tử than có thể sống hàng chục năm ở ngoại cảnh, cần chôn sâu xác chết, không được đốt ở ngoài trời. Tẩy uế nơi có xác chết và chất thải của gia súc bằng dung dịch kiềm 5%, oxit canxi (vôi bột). Xác súc vật phải được phủ một lớp vôi bột trước khi chôn.

- Kiểm tra nước thải và chất thải từ các nhà máy chế biến súc vật có thể bị nhiễm bệnh và các nhà máy sản xuất sản phẩm từ lông, da có thể bị nhiễm khuẩn.

Theo Lê Phương/Thoidaiplus

Tin liên quan

Bé 1 tuổi tử vong sau khi ăn món mẹ nấu, bác sĩ cho biết 'thủ phạm' là một loại...

Sau khi ăn món mẹ nấu, bé 1 tuổi tử vong. Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết nguyên...

Cô gái vượt đường mòn từ Trung Quốc về TP.HCM âm tính lần 2 với SARS-CoV-2

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cô gái nhập cảnh từ Trung Quốc vào Việt Nam qua...

Bệnh nhân phi công Anh tiếp tục tiến triển tốt, Lãnh sự quán Anh xin vào thăm

Thông tin mới nhất từ Tiểu ban Điều trị cho biết sức khỏe bệnh nhân phi công người Anh tiếp...

Người thân duy nhất của phi công Anh đã có động thái đầu tiên

Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân phi công Anh tiếp tục có nhiều tiến triển tốt. Các chức năng...

Khẩn: một người nghi nhiễm COVID-19 đi đường mòn từ Trung Quốc vào Việt Nam

Đó là một phụ nữ, sinh năm 1990. Trước đó, vào tối 28-5, người phụ nữ này đi theo đường...

Sức sống bệnh nhân phi công người Anh tăng đáng kinh ngạc, mỗi giờ 'ăn' 30ml

Có thêm tin vui về sức khỏe bệnh nhân 91 phi công người Anh, hi vọng sống rõ ràng hơn...

Bệnh nhân Covid-19 sững sờ khi nhận viện phí hơn 19 tỷ đồng ở Mỹ

Vợ chồng anh Robert (người Mỹ) không thể tin nổi khi nhận được thông báo về khoản tiền chữa trị...

Tin mới nhất

Làm món bánh này ăn vào bữa sáng tốt hơn uống sữa gấp 10 lần nhờ giàu canxi, protein, bổ...

18 giờ trước

Bảo vệ lá gan bé nhỏ của trẻ bằng vắc-xin từ những tháng đầu đời

19 giờ trước

Những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2025

21 giờ trước

Dấu hiệu nghi ngờ đang mắc đậu mùa khỉ

21 giờ trước

Siêu mẫu Võ Hoàng Yến vượt cạn 'mẹ tròn con vuông', khoe diện mạo con gái đầu lòng

22 giờ trước

Dừng hoạt động ngoại khóa, cân nhắc cho học sinh nghỉ học trước diễn biến của bão số 4

22 giờ trước

Tỷ phú Rockefeller dặn con: Sự giàu có và thành công của một người được quyết định bởi 1 thứ...

23 giờ trước

Học sinh ở Đà Nẵng được nghỉ học trước thềm bão số 4

1 ngày 21 giờ trước

Bé trai tăng 35 kg trong 6 tháng, nguy kịch sau 3 ngày nhiễm cúm

2 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình