Phụ Nữ Sức Khỏe

Liên tiếp các cô gái bị biến chứng do tiêm filler, 'mỡ nhân tạo': Chuyên gia nói gì?

Gần đây, phương pháp tiêm filler thu hút nhiều chị em thích làm đẹp nhưng sợ đụng chạm dao kéo. Được quảng cáo hiệu quả, an toàn nhưng thực tế, hàng loạt trường hợp biến chứng nguy hiểm do hình thức này.

Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ, cô gái 27 tuổi (Cà Mau) đến một khách sạn ở phường 12, quận 10 (TP.HCM) để tiêm filler nâng ngực. Chỉ sau ít phút khi tiêm filler, cô bất ngờ bị sùi bọt mép, tím tái rồi ngưng tim, ngưng thở. Dù đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu, cô đã không qua khỏi.

Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức thăm khám cho bệnh nhân biến chứng do tiêm filler - Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Tương tự, trường hợp chị H.H.Q (28 tuổi, ở TP.HCM) mong sở hữu đôi môi căng mọng, quyến rũ nên chị Q. đến một cơ sở thẩm mỹ tiêm chất làm đầy (tiêm filler) vào môi. Sau 2 ngày, môi của chị sưng phù. Đến ngày thứ 3, chị cảm giác đau nhức vùng môi nên đã đi thăm khám. Chị Q. đến khám tại một bệnh viện ở TP.HCM trong tình trạng môi bị biến chứng áp xe, sưng to, căng bóng, kèm chảy mủ, được chẩn đoán bị áp xe môi do nhiễm trùng. 

Vùng cằm bệnh nhân bị biến chứng do tiêm silicon - Ảnh: Báo Thanh niên

Theo nguồn tin từ báo Thanh niên, bác sĩ Nguyễn Trương Khương - Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết: Tiêm filler thường được quảng cáo với những lời hoa mỹ như không đau, đẹp tức thì, an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, việc tiêm này nếu được thực hiện ở ngực và mông với hàm lượng lớn chính là lúc xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Trường hợp nhẹ có thể gây sưng đỏ, bầm tím, đau, dị ứng (ngứa, phát ban) vùng ngực. Trường hợp nặng nếu tiêm vào mạch máu, động mạch có thể gây tắc mạch và hoại tử mô xung quanh vùng ngực, tuyến vú, núm vú, về sau gây biến dạng vú trầm trọng.

Tiêm filler nâng ngực với lượng lớn có thể gây ra biến chứng, thậm chí tử vong - Ảnh: Báo Thanh niên

Ngoài ra, nhiều trường hợp vì ham rẻ tiêm filler nhưng thực chất lại là silicon lỏng. Filler là tên gọi chung của các chất làm đầy. Và silicon dạng lỏng chính là một loại filler. Điểm chung của filler và silicon là đều có thể giúp chúng ta làm đầy các tổ chức khuyết của cơ thể. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là độ an toàn của filler và silicon là như nhau.

Silicon dạng tiêm là vĩnh viễn và ở lại trong cơ thể của chúng ta. Nó có thể di chuyển khắp cơ thể và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, kể cả tử vong. Trên thực tế, khi được tiêm vào những vùng có nhiều mạch máu, chẳng hạn như mông, ngực, silicon có thể đi qua các mạch đó đến các bộ phận khác của cơ thể và làm tắc mạch máu ở phổi, tim hoặc não. Điều này có thể gây đột quỵ hoặc thậm chí tử vong.

Cô gái suýt mất mũi vì tiêm Filler - Ảnh: Báo Tri thức & Cuộc sống

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú - Trưởng khoa Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, cho biết trung bình mỗi ngày, khoa tiếp nhận 100 - 150 ca nhu cầu làm đẹp, trong đó có khoảng 3-5 ca mong muốn được tiêm filler (chất làm đầy). Đặc biệt, số lượng ca tăng lên trong những dịp lễ Tết. Tiêm filler là một kỹ thuật được sử dụng để làm đầy một số vùng thiếu hụt thể tích cần nhô ra nhằm chỉnh sửa đường nét. Mặc dù kỹ thuật này không xâm lấn nhưng vẫn có những nguy cơ rủi ro biến chứng xảy ra nếu thực hiện không đúng cách. 

Bác sĩ Tú Dung - Giám đốc Bệnh viện JW (TP.HCM), hiện nay có rất nhiều người chạy theo trào lưu tiêm filler, mỡ nhân tạo để tạo tai Phật, tay búp măng... mong đổi vận giàu sang. Tuy nhiên, mọi người cần phải hết sức chú ý vì tai là bộ phận cực kỳ dễ tổn thương. Nếu tiêm một lượng quá lớn filler, kỹ thuật sai sẽ dễ gây nhiều hệ lụy biến chứng.

Khi quyết định làm đẹp, chị em cần lựa chọn các cơ sở uy tín, đặc biệt không được phép tiêm filler để nâng ngực, độn mông - Ảnh minh họa

Bác sĩ khuyến cáo chị em khi có nhu cầu thẩm mỹ nên xác định rõ nhu cầu bản thân muốn làm gì, gặp chuyên gia tư vấn (bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ da liễu thẩm mỹ…). Trước khi thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ, cần hỏi tất cả các câu hỏi mình thắc mắc, đặc biệt là nguy cơ biến chứng. Sau đó nên chuẩn bị thời gian, sức khỏe và kinh tế để sẵn sàng cho việc làm đẹp.

Ánh Kiều (t/h)

Tin liên quan

Những 'đại kỵ' khi ăn ốc, biết mà tránh để không ngộ độc khi ăn!

Ốc là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, rất hợp trong mùa lạnh. Tuy nhiên món ăn này lại có...

Đau đầu, căng cứng cổ, cẩn thận với căn bệnh "có cơ hội sống mong manh"

Chuyên gia cho biết, đau đầu, căng cứng cổ, gáy có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy...

Bác sĩ cảnh báo 5 thứ trong gia đình chứa chất gây ung thư

Bác sĩ cảnh báo độc tố aflatoxin có thể tồn tại trong nhiều thực phẩm, đồ dùng quen thuộc.

Cảnh báo số người mắc sốt xuất huyết tăng cao ở TP HCM

Trong 2 tuần qua, tại Khoa Nhiễm C Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, số lượng bệnh nhân sốt...

Đắk Lắk ghi nhận một bệnh nhi tử vong vì sốt xuất huyết

Ngày 10/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, địa phương vừa ghi nhận một...

Phụ nữ sau 40 tuổi cần áp dụng các cách tự nhiên tại nhà giúp ngăn đau lưng không nên...

"Sau tuổi 40, nguy cơ xảy ra đau lưng dưới và tái phát sẽ cao hơn khi còn trẻ. Nguy...

Cảnh báo 2 thứ trong nhà chứa chất gây ung thư cực nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn tiếp tục...

Aflatoxin rất thích ẩn náu tại những vật dụng, thực phẩm mà bạn vô tình sử dụng hằng ngày, nó...

Tin mới nhất

WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

8 giờ trước

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...

8 giờ trước

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp

8 giờ trước

Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...

8 giờ trước

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

10 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 12 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 12 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

2 ngày 3 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

2 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình