Phụ Nữ Sức Khỏe

Lành như đậu phụ vẫn có thể gây hại sức khỏe, trong đó có bệnh phụ nữ nào cũng sợ

Đậu phụ từ lâu được coi là món ăn lành tính, đặc biệt cung cấp đạm cho những người ăn chay. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích không thể chối cãi thì đậu phụ cũng có những mặt trái mà chị em cần phải biết.

Vào năm 2015, một người đàn ông đến từ Trung Quốc đã khiến các bác sĩ phải vô cùng kinh ngạc khi gắp ra được ...420 viên sỏi thận trong cơ thể. Và điều còn khiến nhiều người ngạc nhiên hơn nữa đó chính là nguyên nhân gây ra chứng sỏi thận nghiêm trọng này lại xuất phát từ một món ăn quen thuộc với mọi người đó chính là đậu phụ.

420 viên sỏi thận được lấy ra từ người bệnh nhân có thói quen ăn đậu phụ.

Đậu phụ là thực phẩm thường hay có mặt trong các bữa cơm gia đình, được chế biến thành nhiều món ăn như đậu rán, đậu sốt cà chua,... Món ăn tưởng như vốn rất an toàn với tất cả mọi người nay lại có thể trở thành tác nhân gây hại. Thực tế các nhà khoa học từ lâu cũng đã phát hiện ra đậu phụ cũng có những bất lợi mà chúng ta thường hay bỏ qua.

1. Thay đổi gen di truyền

Năm 1994, đậu nành biến đổi gen đầu tiên trên thế giới đã được Monsanto đưa vào thị trường Hoa Kỳ và được sử dụng để làm đậu phụ. Loại đậu nành này có tên là GMO, và có khả năng chịu được thuốc diệt cỏ.

Trong một bài tổng quan được công bố trên tạp chí Enviromental Sciences Europe, 19 nghiên cứu trên động vật có vú được ăn đậu nành GMO trong suốt 90 ngày đã có chung một kết quả. Chúng cho thấy các vấn đề về gan và thận do ảnh thưởng của đậu nành GMO. Thận bị ảnh hưởng nhiều nhất, các thông số bị thay đổi tới 43,5% ở các loài động vật giống đực. Còn ở giống cái, gan lại là bộ phận bị tổn thương nhất khi 30,8% các thông số không còn nguyên vẹn.

2. Ung thư vú

Đậu phụ chứa phytoestrogen – hay còn gọi là chất estrogen nền của thực vật. Các hợp chất này có thể ngăn chặn sự sản sinh estrogen bình thường trong cơ thể và gián tiếp gây ra ung thư vú. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy đậu phụ cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào ung thư vú. Nó có thể phụ thuộc vào lượng đậu phụ mà bạn nạp vào cơ thể, nhưng các chuyên gia cho rằng nếu bạn đã, đang bị ung thư vú hoặc gia đình có tiền sử căn bệnh này thì tốt nhất nên tránh xa đậu phụ ra.

3. Gây gián đoạn tuyến giáp

Đậu phụ được làm từ đậu nành, và trong đậu nành có các hợp chất goitrogen, đặc biệt là isoflavone genistein. Những goitrogen này có tác hại chèn tuyến giáp, gây trở ngại cho sản xuất hooc môn tuyến giáp và đặc biệt là gây ra chứng suy giáp.

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng cho trẻ sơ sinh uống sữa đậu nành là lành mạnh. Nhưng lựa chọn này là hoàn toàn sai lầm, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives of Disease in Childhood cho thấy lượng đậu nành nạp vào cơ thể có ảnh hưởng tiêu cực đến chúng ta ngay từ khi còn rất nhỏ, đặc biệt với những người có chứng suy giáp bẩm sinh. Theo một nghiên cứu khác vào năm 2014, trẻ em uống sữa đậu nành gặp phải tình trạng gia tăng hooc môn kích thích tuyến giáp kéo dài so với trẻ em sử dụng sản phẩm sữa khác. Vì vậy có thể xếp trẻ em vào nhóm người không nên uống sữa đậu nành. 

4. Các vấn đề về nhận thức

Một nghiên cứu hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản đã chứng minh đậu phụ có ảnh hưởng đến bệnh sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer – hai căn bệnh gây ra những tác động tiêu cực đến sức khoẻ não bộ.

Đặc biệt, những người thường xuyên ăn đậu phụ ở tuổi thanh niên đến trung niên sẽ có khả năng nhận thức thấp hơn khi về già và nguy cơ chứng mất trí và bệnh Alheimer ngày càng gia tăng.

5. Thiếu hụt vitamin B12 và vitamin D

Mặc dù trong đậu nành có chứa một chất tương tự B12, nhưng những chất ấy không thể làm tròn nhiệm vụ giống như vitamin B12. Đó là lí do vì sao các thực phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ lại "góp phần" không nhỏ đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12 của cơ thể, đặc biệt là ở những người ăn chay.

Đậu phụ làm tăng nhu cầu vitamin D của cơ thể, có nghĩa là ăn đậu phụ còn gia tăng sự thiếu hụt vitamin D và đẩy tình trạng này đến mức tồi tệ hơn.

6. Gây khó khăn cho hệ tiêu hoá

Các sản phẩm đến từ đậu nành như đậu hũ có chứa các chất ức chế enzyme mạnh, ngăn chặn hoạt động của enzyme trypsin ở tuỵ cùng với các enzyme proteolytic cần thiết cho sự tiêu hoá protein. Điều này không chỉ phá vỡ quy trình tiêu hoá lành mạnh, mà còn gia tăng các bệnh liên quan đến tuỵ.

7. Các vấn đề về tim mạch

Từ trước đến nay, đậu phụ thường được quảng cáo rộng rãi với công dụng thần kì khi thay thế thịt để cung cấp các chất dinh dưỡng cho con người, và chứa đậu nành có lợi cho tim mạch. Nhưng một nghiên cứu mới đây đã được công bố và kết quả vô cùng thú vị.

Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của chế độ ăn giàu chất đạm đậu nành đối với bệnh cơ tim phì đại – tình trạng khi cơ tim trở nên dày và khiến tim khó bơm máu hơn. Nghiên cứu đăng trên tạp chíClinical Investigation cho thấy những chú chuột bạch ăn đậu nành có biểu hiện bệnh tồi tệ hơn so với những chú chuột có chế độ ăn không đạm đậu nành (thay vào đó là protein đến từ sữa).

Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng cho thấy chế độ ăn giàu đậu nành có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tim mạch.

Theo Hoàng Lan/Khám Phá

Tin liên quan

Ngộ nhận về đậu nành khiến quý ông “giảm khoẻ”

Đậu nành vốn là thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng lại bị không ít quý ông tẩy chay...

Đàn ông ăn bao nhiêu đậu nành thì tốt?

Các nghiên cứu chỉ ra đậu nành không ảnh hưởng đến lượng testosterone nhưng tốt nhất nên ăn điều độ...

Ăn đậu nành gây yếu sinh lý: quan niệm sai lầm!

Nhiều nam giới khá e ngại khi sử dụng đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành vì nghĩ...

Nếu mỗi ngày bạn uống 1 cốc sữa đậu nành thì sau 1 tuần điều gì sẽ đến với cơ...

Nếu mỗi ngày bạn uống 1 cốc sữa đậu nành thì sau 1 tuần điều gì sẽ đến với cơ...

Uống SỮA ĐẬU NÀNH kiểu này hại cả mẹ lẫn con đấy BẦU ơi

Bài viết sau sẽ cung cấp cho bà bầu những thông tin bổ ích khi uống sữa đậu nành.

Các loại lá tắm cho bé giúp diệt trừ vi khuẩn gây hại cho da hiệu quả

Làn da của em bé rất nhạy cảm, dễ bị các vi khuẩn tấn công gây mẩn ngứa, rôm sảy,...

Uống sữa như thế nào để không gây hại cho sức khỏe?

Uống sữa không đúng cách sẽ khiến sức khỏe bị giảm sút mà bạn không hay biết.

Tin mới nhất

Cách làm tương cà chua ngon, sạch, để được lâu

1 giờ trước

3 công dụng tuyệt vời của đá viên trong bếp núc

1 giờ trước

Công dụng bất ngờ của vỏ xoài mà bạn có thể chưa biết

1 giờ trước

Cách nấu chè sắn mochi nóng hổi vừa thổi vừa ăn

1 giờ trước

Những lưu ý khi dùng bột sắn dây, không phải ai cũng biết

1 giờ trước

Cách làm canh chua chả cá với bông điên điển thơm ngon

1 giờ trước

Loại trái cây tưởng chừng dân giã nhưng lại là 'thuốc bổ' cho tim mạch, biết được 6 lý do...

7 giờ trước

Công thức làm nước uống lên men Kombucha cho những ngày nắng nóng

7 giờ trước

Bánh cá hồi đúc trứng, món ăn thơm ngon bổ sung Omega-3 cho trẻ nhỏ

7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình