Làm sao để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh là vấn đề luôn được các chị em quan tâm vì những tháng đầu sau khi sinh là thời kỳ để con bạn phát triển vượt trội về cân nặng. Tuy nhiên, không phải trẻ sơ sinh nào cũng tăng cân nhanh, thậm chí có bé chỉ tăng vài cân trong những tháng đầu đời. Chậm tăng cân, suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các mẹ cách để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh, an toàn và đơn giản.
1. Trẻ sơ sinh bị coi là chậm tăng cân khi nào?
Các bé được sinh ra với cân nặng trên dưới 2.5kg bất kể sinh đúng ngày hay sinh non đều xếp vào danh sách trẻ “nhẹ cân”. Việc chăm sóc các bé nhẹ cân sẽ phức tạp hơn so với trẻ bình thường vì hệ hô hấp của các bé này thường yếu, sức đề kháng kém, dễ mẫn cảm với thời tiết, hệ tiêu hóa cũng kém hấp thu so với trẻ thông thường. Vì thế các bậc cha mẹ nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn đầu.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc tăng cân của trẻ sơ sinh vì mỗi bé sẽ có một tốc độ phát triển cân nặng khác nhau. Ở tuần đầu sau khi sinh, em bé có thể bị giảm cân sinh lý và trung bình mất khoảng 5-10% cân nặng so với lúc ban đầu. Nhưng kể từ tuần thứ 2, các bé sẽ tăng cân trở lại nhanh chóng.
Thông thường các bé sẽ tăng từ 1 – 1,2 kg/ tháng trong 3 tháng đầu đời. Từ tháng thứ 4 - tháng thứ 6 tăng khoảng 600g. Càng về những tháng tiếp theo, cân nặng của trẻ sẽ tăng chậm hơn và mỗi tháng tăng từ 300 - 400g.
Tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân hoặc không tăng cân sau 6 tháng đầu là vấn đề hết sức bình thường. Vì thế, các mẹ không nên quá lo lắng. Có rất nhiều cách giúp tăng cân cho trẻ sơ sinh vừa dễ dàng, vừa hiệu quả mà bất kỳ chị em nào cũng có thể áp dụng.
2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân
+ Trẻ sinh non
Như đã nói ở trên, các bé sinh non, thiếu tháng hoặc đủ tháng nhưng nhẹ cân (<2,5kg) thường sẽ có tốc độ tăng cân chậm hơn so với các bé bình thường. Bên cạnh đó, những trẻ này sức khỏe vốn đã yếu, nên rất dễ mắc bệnh, vì thế việc tăng cân cũng sẽ gặp khó khăn.
+ Trẻ bị dị tật bẩm sinh
Một số dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch là sự cản trở rất lớn đối với trẻ trong quá trình bú sữa và phát triển cân nặng. Bạn có thể thử cách dùng các loại bình sữa được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho trẻ mắc phải những khuyết điểm này.
+ Rối loạn tiêu hóa
Các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thường gặp như trào ngược dạ dày, tiêu chảy, không dung nạp sữa hay bệnh celiac. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ quá nhạy cảm hoặc không hấp thụ được gluten - Loại protein có nhiều trong các loại lúa mì, ngũ cốc, yến mạch. Khi mắc bệnh về đường tiêu hóa, trẻ sơ sinh sẽ chậm phát triển, chậm hoặc thậm chí không tăng cân, lâu ngày có nguy cơ bị còi xương, chậm lớn.
Ngoài ra, còn do khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, bé bú sữa mẹ ít hoặc lười uống sữa bình. Hoặc do các bệnh lý thường gặp như sốt, bệnh tim, rối loạn trao đổi chất, thiếu máu, thiếu hụt hormone tăng trưởng.
Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh?
+ Cho con bú đúng cách
Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh vì trẻ sơ sinh có nguồn thức ăn chính là từ sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức. Để giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh chị em cần chú ý cho trẻ bú đều đặn, mỗi cữ bú nên cách nhau khoảng 2-3 giờ.]
Chị em khi nuôi con bằng sữa mẹ cần cho con bú đúng cách để trẻ nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất. Ở từng thể trạng khác nhau của người mẹ sẽ làm dòng sữa chảy ra không giống nhau, bé sẽ được giải khát ở dòng sữa đầu, nhưng sữa cuối mới chứa nhiều chất béo.
Muốn con mình tăng cân nhanh thì mẹ phải cho bé bú được cả sữa đầu lẫn sữa cuối, do đó chị em nên cố gắng duy trì thời gian bú của bé đủ dài. Đồng thời bú xong bên bầu vú bên này thì hãy chuyển tiếp sang bên bầu vú bên kia, tránh tình trạng cho bé bú một chút đã đổi bên.
+ Thời gian ngủ của trẻ
16-18 tiếng là thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh, bé chỉ thức khi ăn và khi đi vệ sinh. Trong những tháng đầu, sở dĩ cân nặng của bé tăng nhanh là nhờ vào giấc ngủ, hay nói cách khác là trẻ sẽ lớn nhanh hơn khi ngủ đủ giấc.
Có một quan niệm không đúng là nên cho trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày thì trẻ sẽ ngủ thẳng giấc vào ban đêm. Nếu thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, trẻ sẽ dễ khó chịu, quấy khóc, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của bé.
Theo thời gian, trẻ lớn hơn thì thời gian ngủ của bé cũng giảm đi nhưng các mẹ vẫn cần cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ. Đặc biệt, không nên cho trẻ thức quá muộn vào buổi tối sẽ làm cho tuyến yên không tiết ra hormone tăng trưởng, gây ra tình trạng bé chậm lớn, chậm tăng cân.
+ Cho trẻ sơ sinh ăn dặm đúng cách
Mẹ nên cho bé tập ăn dặm khi đã đủ 6 tháng tuổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đủ cho con phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể cho bé ăn dặm bằng các loại bột sữa hoặc tự tay chế biến bột ăn dặm bằng các loại thực phẩm như:
- Nấu cháo rất giàu vitamin E, protein, chất béo hay cho bé ăn các loại ngũ cốc dinh dưỡng.
- Khoai lang cũng giúp trẻ dễ tiêu hóa và cung cấp năng lượng nhờ chứa đường và beta carotene.
- Bên cạnh khoai lang mẹ có thể đổi món cho bé bằng khoai tây. Đây là loại thực phẩm giúp tăng nguồn carbohydrates, năng lượng giúp trẻ tăng cân nhanh.
- Khi trẻ cứng cáp hơn, chị em có thể bổ sung các thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, rau củ quả,…vào khẩu phần ăn dặm hàng ngày của bé.
+ Massage cho trẻ
Ngoài việc giúp con bạn thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ thì massage còn giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn. Một khi bé không mắc các vấn đề về đường tiêu hóa thì con bạn sẽ tăng cân nhanh chóng hơn.
+ Khuyến khích con vận động
Đừng quá lo lắng khi con quá mê trườn, bò hay nghịch phá các vật dụng trong tầm tay trẻ. Vận động thường xuyên sẽ giúp bé mau cảm thấy đói và hệ tiêu hóa cũng làm việc hiệu quả hơn. Bạn có thể cùng con mình tập thể dục mỗi ngày để đạt được mục tiêu “mẹ đẹp, con khỏe”.
+ Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ
Chế độ dinh dưỡng trong quá trình cho con bú là rất quan trọng. Mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh là câu hỏi rất nhiều chị em thắc mắc. Vì theo quan niệm dân gia, ăn gì con sẽ hấp thụ nấy. Các loại thực phẩm mẹ nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày cửa mình để bé mau tăng cân như: sữa, chuối chín, gừng, thịt gà, các loại đậu, quả bơ, trứng luộc, các loại hạt sấy khô, khoai lang,...
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp chị em giải đáp được thắc mắc làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh chóng và khỏe mạnh. Nếu cân nặng của bé bị chững lại trong vòng vài tháng sau khi sinh và mẹ nghi ngờ con mình bị suy dinh dưỡng thì nên đưa trẻ đến khám ở những cơ sở y tế để có phương pháp chăm sóc bé tốt nhất.