Vào những ngày cận kề sinh nở, nhất là những mẹ mang thai lần đầu tiên không ít người thường có tâm lý bỡ ngỡ lo lắng đủ thứ, nhất là vấn đề làm sao để biết tử cung mở giúp mẹ có sự chuẩn bị và đến bệnh viện kịp thời, đảm bảo an toàn cho bé cưng.
Hãy cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng thông qua bài viết dưới đây giúp mẹ biết được độ mở tử cung bao nhiêu là dấu hiệu sắp sinh con nhé!
Thông tin cần biết về cổ tử cung
Nếu trong những giai đoạn đầu mang thai, mẹ bầu lo lắng về sự phát triển của bé và chất dinh dưỡng giúp bé có thể khoẻ mạnh trong bụng mẹ thì những tháng cuối cùng không ít mẹ bầu suy nghĩ về vấn đề làm sao để biết tử cung mở.
Trước tiên, nói về chức năng của cổ tử cung, đây được xem là con đường giúp cho máu và những niêm mạc có trong tử cung đi ra bên ngoài theo đường âm đạo vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Trong thời kỳ mang thai, đây cũng là nơi thai nhi sẽ phải đi qua khi từ tử cung của người mẹ ra bên ngoài.
Ngoài ra, cổ tử cung còn đảm nhiệm vai trò tiết ra dịch nhờn giúp kích thích khả năng thụ thai và có chức năng quan trọng là ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tử cung khi mang thai, nhờ vào lớp dịch nhờn tương đối dày được xem như một nút phích ngăn chặn ở cổ tử cung.
Trong suốt giai đoạn mẹ bầu chuyển dạ, cổ tử cung có khả năng giãn nở rất lớn, có thể mở rộng lên đến 10 cm để em bé có thể được đẩy ra bên ngoài một cách dễ dàng.
Nhận biết cổ tử cung mở bằng cách nào?
Cách nhận biết cổ tử cung mở như thế nào? Thông thường, ngay vào những lần khám thai đầu tiên, các bác sĩ phụ khoa đã có thể dựa vào tình trạng của mẹ bầu để có sự dự đoán trước vào ngày sinh của bé, giúp gia đình có sự chuẩn bị từ sớm.
Nhưng thời điểm mẹ bầu có thể tự cảm nhận được dấu hiệu cổ tử cung mở sớm thường là lúc gần chuyển dạ cho đến khi em bé chào đời.
Quá trình xóa cổ tử cung diễn ra khi độ chín của tử cung đạt được ở mức cao nhất. Lúc này, cổ tử cung sẽ hoạt động theo cơ chế tự động rút ngắn lại nhằm mục đích giúp thai nhi có thể di chuyển lại gần phía âm đạo hơn.
Làm sao để biết tử cung mở? Quá trình cổ tử cung đóng kín cho đến khi mở rộng đến 10cm giúp em bé thuận lời lọt qua được tử cung chia thành 4 giai đoạn mẹ có thể nhận biết như sau:
Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này còn được gọi là chuyển dạ tiền kỳ hay chuyển dạ sớm. Lúc này, cổ tử cung sẽ bắt đầu giãn nở ra từ 1 – 4cm, đồng thời những cơn co thắt sẽ xuất hiện với tần suất mẹ có thể theo dõi là khoảng 15 – 20 phút/lần.
Giai đoạn 2: Còn được gọi là giai đoạn chuyển dạ tích cực. Ở giai đoạn này, cổ tử cung mở được khoảng 4 – 7 cm, cơn gò chuyển dạ sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc và thời gian kéo dài hơn so với chuyển dạ sớm khoảng từ 5 – 10 phút.
Giai đoạn 3: Ở giai đoạn chuyển tiếp, có thể nhận biết dấu hiệu cổ tử cung đã mở rộng ở khoảng 7 – 9 cm, đồng thời thai nhi đã di chuyển được đến vị trí rất thấp, gây ra những cơn đau dữ dội, lúc này mẹ có thể rặn sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Giai đoạn 4: Lúc này, tử cung đã mở rộng hoàn toàn được 10cm, đây là thời điểm cho thấy người mẹ đã có thể sẵn sàng sinh con. Việc mẹ nên làm là cố gắng bình tĩnh và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể giúp bé an toàn chào đời.
Như vậy, khi bắt đầu xuất hiện những cơn co thắt với tần suất liên tục, kéo dài trên 30 giây, có sự xuất hiện của chất nhày hay khi mẹ bầu nhận thấy một chút dịch đỏ ở đáy quần lót thì rất có khả năng cổ tử cung đã bắt đầu mở rộng, dự kiến quá trình sinh sẽ bắt đầu trong khoảng 24 giờ tiếp theo.
Cuối cùng, dấu hiệu sinh mẹ bầu có thể nhận biết là nước ối bị vỡ ra, có thể cảm nhận rõ một dòng nước bên trong cơ thể bắt đầu rỉ ra liên tục (còn gọi là rỉ ối), hoặc có trường hợp chảy ra một cách không kiểm soát (còn gọi là vỡ ối). Lúc này mẹ bầu cần thông báo đến người nhà trợ giúp và nhanh chóng đến bệnh viện ngay lập tức.
Dấu hiệu mở tử cung sớm
Trong trường hợp, trước khi bắt đầu chuyển dạ cổ tử cung đã mở từ trước đó được gọi là cổ tử cung mở sớm, nhưng chỉ chiếm tỷ lệ thấp khoảng 2%.
Do tử cung của thai phụ bị yếu nên khó khăn trong việc đóng kín hoàn toàn trong suốt thời kỳ mang thai và có dấu hiệu tử cung mở sớm trước thời gian cho phép.
Đây là một dấu hiệu nguy hiểm có thể gây sinh non hoặc sảy thai cần được theo dõi chặt chẽ. Vì dấu hiệu mở cổ tử cung thường dễ gây nhầm lẫn với những triệu chứng tương tự trong thai kỳ, thông thường mẹ bầu chỉ biết được chính xác nhờ vào sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa.
Nhưng mẹ cũng có thể cảm nhận những thay đổi của cơ thể, để nhận biết như sau:
- Có cảm giác đau lưng.
- Ở vùng xương chậu như có một áp lực đè nén khiến mẹ cảm thấy khó chịu.
- Những cơn gò nhẹ bắt đầu xuất hiện, cơn đau này có cảm nhận tương tự như khi đau bụng kinh.
- Chảy máu nhẹ.
- Vùng âm đạo bắt đầu tiết dịch, ngày càng nhiều hơn và quan sát thấy dịch loãng.
Khi bắt đầu có những dấu hiệu chuyển dạ sớm, gần ngày dự sinh, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra chính xác nhất.
Để kiểm tra độ mở của tử cung, xác định được giai đoạn của quá trình chuyển dạ, các nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ phải kiểm tra bằng cách đặt hai ngón tay có sử dụng găng tay y tế đã khử trùng để đảm bảo an toàn sau đó đặt vào bên trong âm hộ. Nhờ vào cách này sẽ biết được tình trạng của cổ tử cung, đồng thời biết được vị trí ngôi thai.
Làm sao để tử cung mở nhanh
Do mỗi người sẽ có cơ địa khác nhau, nên quá trình chuyển dạ cũng không giống nhau. Có người phải mất đến 1 – 2 ngày cổ tử cung mới mở hoàn toàn, quá trình này đã “vắt kiệt” không ít sức lực của mẹ bầu, càng khiến tâm trạng của mẹ rơi vào căng thẳng, lo lắng.
Vậy làm sao để cổ tử cung mở nhanh, giúp mẹ hạn chế được sự mệt mỏi và đau đớn là thắc mắc chung của nhiều người. Mẹ bầu có thể tham khảo những cách giúp cổ tử cung mở nhanh như sau:
Tập thể dục
Vào những tháng cuối cùng của thai kỳ, dù mệt mỏi nhưng mẹ bầu nên chú ý vận động, đi lại với động tác nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe sẽ giúp cổ tử cung nhanh mở hơn, trừ những trường hợp mẹ bầu được bác sĩ khuyến cáo hạn chế vận động.
Nhờ vào thực phẩm
Quả dứa: Thành phần của quả dứa có chứa bromelain, đây là chất có tác dụng làm mềm tử cung, khiến cho quá trình mở của tử cung diễn ra nhanh chóng và giảm được cảm giác đau đớn. Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý bổ sung loại quả này vào khẩu phần ăn nhiều hơn.
Nước lá tía tô: Khi có dấu hiệu chuyển dạ, uống nước tía tô có thể giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn. Nhưng chỉ nên uống khi đã có dấu hiệu chuyển dạ, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ, vì uống quá sớm có thể gây sinh non.
Rau lang: Đây là loại thực phẩm có tác dụng chống táo bón, kích sữa, giúp quá trình chuyển dạ được dễ dàng hơn, mẹ bầu nên bổ sung nhiều vào 2 tuần trước khi dự sinh.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu cách làm sao để biết tử cung mở để có sự chuẩn bị kịp thời. Đây là kiến thức hữu ích không chỉ mẹ bầu mà người thân cũng cần quan tâm đến để giúp thai phụ có sự chuẩn bị và kịp thời đến bệnh viện, giúp bé yêu an toàn chào đời.