Phụ Nữ Sức Khỏe

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh: Cha mẹ dạy bé học nói như thế nào?

Hoạt động giao tiếp với trẻ không phải chỉ để trẻ bắt chước cha mẹ nói mà còn giúp con phát triển nhận thức ngôn ngữ. Một điều rất quan trọng cho sự phát triển nhận thức toàn diện ở trẻ nhỏ. Từ đó, có thể dễ dàng dạy bé học nói lưu loát.

Một báo cáo thú vị gần đây của Giáo sư Ajay, Bệnh viện St'Thomas London (Anh), cập nhật về những đánh giá trong phát triển của trẻ nhỏ, trong đó có nêu rõ về tầm quan trọng của nhận thức ngôn ngữ và phát âm ở bé.

Có những bằng chứng khoa học hiện tại cho thấy rằng quá trình phát triển nhận thức ngôn ngữ của trẻ có thể phát triển sớm trước khi trẻ bắt đầu nói.

Bé bắt đầu nói ở độ tuổi nào?

Từ 8 - 12 tháng tuổi: Bé bắt đầu làm những âm thanh đa dạng, có thể hét lớn, la, cười ra tiếng, hoặc nói ma ma, ba ba,...Nghe có vẻ không phải là từ chính xác, nhưng việc bắt chước và tạo âm thanh là phổ biến ở tuổi này.

Từ 18 tháng tuổi - 30 tháng tuổi: Đây là thời điểm đa phần các bé sẽ học nói với số từ đa dạng, có thể 2-3 từ, cũng có thể chỉ những từ đơn.

Từ 8 - 12 tháng tuổi, bé bắt đầu làm những âm thanh đa dạng, có thể hét lớn, la, cười ra tiếng, hoặc nói ma ma, ba ba - Ảnh minh họa: Internet

Từ 15 tháng - 24 tháng: Theo Giáo sư Shah, Đại học Chicago (Mỹ), tuổi này bé thường có sự phát triển não bộ nhanh hơn thời điểm trước đó vì là giai đoạn chuyển tiếp. Nên lúc này bé có thể sẽ trở nên ít nói hơn, có thể sẽ không nói những từ mà bé hay nói trước đó như "dạ" hoặc "ba". Và bạn cũng không nên quá ngạc nhiên tại sao lúc này, bạn yêu cầu bé "dạ" hay "ạ" một ai đó mà bé cứ lầm lì không nói gì. Đừng quá lo lắng, chỉ đơn giản là lúc bé đang chuyển tiếp để học ngôn ngữ.

Những cột mốc đánh giá trẻ đang phát triển nhận thức ngôn ngữ

A. Khi trẻ 12 tháng tuổi

Có thể gọi được mẹ, ma ma, ba ba.

Biết cách sử dụng các cử chỉ như lắc đầu, vẫy tay, kéo tay mẹ hay chỉ.

Có thể sử dụng ít nhất 1 vài cặp phụ âm như P, B hoặc B trong lúc nói.

Hiểu hoặc đáp ứng với từ “Không”, “tạm biệt”, hoặc “chào”

Có thể chủ động chỉ khi nhìn thấy những vật chuyển động hoặc khi bạn di chuyển những vật trong tầm mắt trẻ trẻ chú ý.

Đến 15 tháng tuổi, trẻ nên nói được ít nhất vài từ.

B. Khi Trẻ 18 tháng tuổi

Trẻ có thể chỉ được ít nhất 1 bộ phận trên thân thể của bé khi được hỏi.

Trẻ cố tìm cách giao tiếp với bạn khi trẻ muốn điều gì hoặc chỉ bạn điều trẻ muốn.

Có thể nói ít nhất 6 từ.

C. Khi trẻ 19 - 24 tháng tuổi

Trẻ từ 19 - 24 tháng tuổi học được ít nhất 1 từ mới mỗi tuần - Ảnh minh họa: Internet

Thông thường trung bình trẻ có thể thêm ít nhất 1 từ mới mỗi tuần.

D. Khi Trẻ 24 tháng tuổi

Đáp ứng tốt với những lời chỉ dẫn đơn giản của bạn. Ví dụ: "Con ngồi đây chờ mẹ!".

Bắt đầu biết bắt chước từ, lời nói hoặc hành động của người khác.

Có thể ghép 2 từ để nói.

Biết chức năng của 1 số vật dụng quen thuộc trong nhà.

Khi đọc sách cho trẻ, trẻ biết chỉ vào hình khi gọi tên nhân vật trong sách hoặc đáp ứng những câu hỏi hoặc chú ý đến việc bạn đang nói hay đang đọc.

E. Khi trẻ 25 tháng tuổi

Có thể sử dụng câu đơn 2-4 từ.

Có thể hỏi bạn 1 số câu cơ bản.

Có thể nói tên những bộ phận trên cơ thể trẻ hoặc tỏ ra hiểu nhưng không trả lời. 

Ví dụ bạn hỏi: "Miệng con đâu?" Trẻ có thể trả lời nhưng cũng có thể chỉ cười và nói “Con không biết!” hoặc tỏ ra chú ý nhưng không muốn trả lời. Điều này cũng là một phản ứng bình thường của trẻ vì lúc này trẻ đang phát triển sự ngại để chuyển tiếp sang giai đoạn đánh giá thông tin sau này.

Cha mẹ dạy bé tập nói như thế nào?

Từ khi 4 tháng tuổi, cha mẹ hãy luôn nói với bé khi ôm bé, khi thay tã cho bé, khi cho bé bú, khi vuốt ve hay massage bé. Bé thích nghe giọng mẹ nói từ độ tuổi này, sau 5 tháng bé thích nghe giọng của cha và mẹ. Và sau 6 tháng bé thích nghe giọng tất cả mọi người. Hãy luôn trò chuyện với bé, và khi nghe bé lập lại từ đó thì cha mẹ cũng lập lại từ đó 1-2 lần để cho bé nghe làm theo.

Từ 8 tháng -12 tháng: Luôn trò chuyện với bé những câu ngắn như: "Con giỏi quá! Con ăn cháo nhé!"

Từ 15 -30 tháng: Bạn nên hỏi bé những câu hỏi khi đọc truyện cho bé nghe, để bé có thời gian suy nghĩa (khoảng 10 giây) để trả lời.

Hoặc có thể nói câu cầu khiến như "Nhặt gấu Teddy lên!", "Mẹ đóng cửa sổ!" hoặc "Đến giờ ngủ rồi". Đừng quá lo lắng hay cảm thấy stress khi bé không muốn lặp lại hoặc không nói. Đơn giản là bé chưa biết cách nói như thế nào, bé sẽ phải học hỏi nhiều lần và bắt chước rất nhiều lần để có thể ghép 2-3 từ với nhau.

 Từ khi 4 tháng tuổi, cha mẹ hãy luôn nói với bé khi ôm bé, khi thay tã cho bé, khi cho bé bú, khi vuốt ve hay massage cho bé - Ảnh minh họa: Internet

Trước 1 tuổi, bạn có thể nói ngọng như bé cho bé thích thú những từ bé cố phát âm được. Nhưng sau 1 tuổi, khi bé nói từ đó, bạn đừng nói bé sai, mà chỉ đơn giản nói lại từ đó với phát âm đúng là được. 

Ví dụ: Trước 1 tuổi, bé nói "be", và chỉ vào hình em bé và bạn cũng nói "be", để bé hứng thú lập lại. Nhưng sau 1 tuổi, bạn chỉ vào hình và nói là "bé".

Khi tập nói cho bé nên tìm môi trường không nhiều âm thanh như ti vi để bé có thể nghe bạn nói rõ và lập lại.

Nói ngọng 

Nhiều cha mẹ lo lắng nhiều khi trẻ nói "ngọng". Thực tế nói ngọng bé có thể tự sửa sau khi bé được 4.5 tuổi. Sau 4.5 tuổi, nếu bé còn nói ngọng, có thể cần hỗ trợ của chuyên gia. Tùy theo mức độ, có thể can thiệp sửa cho bé lâu hay nhanh. Nhưng hầu hết các bé đều sửa thành công hoặc chỉ để lại 1 vài âm không thể sửa được (không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng phát âm của bé).

Khắc phục tật nói ngọng ở trẻ

Khi bé nói ngọng 1 từ nào đó, bạn có thể để bé nói xong từ đó. Sau đó, nói lại cách phát âm đúng của nó. Đừng lo lắng, nếu bé không phát âm lại. Bé có thể chọn cách không nói hoặc không sẵn sàng nói lại. Trong trường hợp này, bạn có thể kiên nhẫn đợi dịp khác hoặc dùng một trò chơi "Nhìn hình đoán chữ". Cho bé xem hình, hỏi từ đó.

Bé có thể tự sửa tật nói ngọng sau 4,5 tuổi - Ảnh minh họa: Internet

Đối với các bé lớn, cha mẹ có thể sửa phát âm sai của bé bằng 1 cái gương, chỉ bé xem cách bạn dùng lưỡi di chuyển như thế nào khi nói từ đó. Sau đó, yêu cầu bé nói lại và dùng lưỡi như bạn với hỗ trợ 1 cái gương để quan sát và sửa.

Cha mẹ lưu ý cần tránh gây áp lực cho bé khi con nói ngọng, vì áp lực tâm lý và xấu hổ có thể cản trở việc sửa thành công của bạn. Nếu cần giúp đỡ, nên xin ý kiến chuyên gia. 

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh

Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương quốc Anh)

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh

Tin liên quan

'Bác sĩ cứu con em, 6 tuổi cháu đã có kinh nguyệt!'

Một bà mẹ hốt hoảng dắt đứa con gái chạy vào phòng khám, “bác sĩ ơi, cứu con em với,...

Nhận biết viêm ruột thừa ở trẻ

Con tôi 3,5 tuổi. Cháu rất hay bị đau xung quanh vùng bụng. Gần đây có rất nhiều trường hợp...

Cô bé nhận bài học nhớ đời vì vứt đồ mẹ mua

Cầm chiếc hộp bút mẹ mới mua, Presleigh (Florida, Mỹ) không vui mà phát cáu, ném món đồ vào thùng...

Nhổ răng quá sớm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ

Khi răng của trẻ bắt đầu nhú lên, cần sử dụng bàn chải đánh răng trẻ em phù hợp và...

Những loại đồ uống tốt cho người lớn nhưng nguy hại cho trẻ sơ sinh

Có nhiều loại đồ uống chúng ta tiêu thụ hàng ngày tưởng như vô hại đối với trẻ, nhưng các...

10 sai lầm của cha mẹ sau ly hôn có thể hủy hoại con

Bạn trút mọi lo lắng, khổ đau lên con, là buộc con phải thấu hiểu như một người trưởng thành,...

Mách cha mẹ cách trị nấm lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả ngay tại nhà

Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi hay còn gọi là tưa lưỡi là bệnh không quá nghiêm trọng những sẽ...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

17 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 8 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 8 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 12 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình