Phụ Nữ Sức Khỏe

Lạc ngâm giấm giúp hạ huyết áp

Lạc nhân là nhân từ quả (củ) của cây lạc, còn gọi là đậu phộng, lạc hoa sinh, tên khoa học Arachis hygogea Linn. Nhân lạc, vỏ củ lạc cũng như cành và lá cây lạc đều là những vị thuốc đã được sử dụng từ lâu đời trong Đông y và trong dân gian.

Lạc nhân là nhân từ quả (củ) của cây lạc, còn gọi là đậu phộng, lạc hoa sinh, tên khoa học Arachis hygogea Linn. Nhân lạc, vỏ củ lạc cũng như cành và lá cây lạc đều là những vị thuốc đã được sử dụng từ lâu đời trong Đông y và trong dân gian.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy nhân lạc có những tác dụng: tăng lực, bồi bổ cơ thể, hạ huyết áp, giảm mỡ máu và cầm máu. Vỏ lạc (vỏ cứng bọc ngoài nhân lạc, vẫn dùng để đun nấu thay củi), cũng có tác dụng hạ huyết áp và giảm mỡ máu. Cành và lá cây lạc, ngoài tác dụng hạ huyết áp và giảm mỡ máu còn có tác dụng an thần, chống mất ngủ. Với những người bị tăng huyết áp, thần kinh suy nhược, mất ngủ, có thể sử dụng theo những cách sau:

Chữa thần kinh suy nhược:

Dùng lá lạc (có thể kèm cả cành tươi) 100g (hoặc 40g cành lá khô), cho vào nồi, đổ ngập nước, đặt lên bếp đun sôi, sau đó đun nhỏ lửa thêm 10 phút nữa là được; nước chắt ra chia thành 2 lần uống vào buổi sáng và tối. Bệnh viện Liêu Ninh (Trung Quốc) đã thử nghiệm dùng bài thuốc này để điều trị mất ngủ, kết quả cho thấy, nói chung sau khi dùng thuốc 4-7 ngày, ở đại bộ phận bệnh nhân giấc ngủ đều được cải thiện ở mức độ nhất định. Thuốc còn có tác dụng điều hòa huyết áp và hàm lượng cholesterol trong huyết thanh máu.

Chữa tăng huyết áp, cao mỡ máu:

- Dùng lạc nhân liền cả vỏ lụa, lượng thích hợp, để sống (không rang hoặc luộc), cho vào lọ, đổ ngập giấm ăn, ngâm từ 5-7 ngày là có thể dùng được; sử dụng ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần lấy khoảng 10 -15 hạt nhai nuốt dần.

- Lấy vỏ lạc 100g, sắc nước uống thay trà trong ngày; hoặc vỏ lạc đem tán nhỏ, rây mịn, cất vào lọ nút kín dùng dần; hằng ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần 9g, dùng nước ấm chiêu thuốc.

Sử dụng lạc cần chú ý một số vấn đề: dùng quá liều có thể gây tiêu chảy, hoặc khiến mắt, miệng hoặc mũi bị khô. Người vốn nhuận tràng, đại tiện ỏng do hàn thấp ứ trệ, không nên dùng độc vị (cần dùng phối hợp với một số vị thuốc khác). Ngoài ra, lạc bị mốc dễ gây ung thư gan, cũng không được dùng.

Theo Lương y Thái Hư/ Sức khỏe & Đời sống

Tin liên quan

10 món ăn thuốc chữa ho khan

Ho khan rất thường gặp, nhất là ở trẻ em. Bệnh phần nhiều do phế âm hư, ngoại cảm phong...

Món ăn thuốc có đan sâm

Đan sâm vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can; có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lương huyết,...

Món ăn thuốc từ cá ngát

Cá ngát họ cá trê “vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết, sinh tân, ích khí”...

Món ăn bài thuốc tốt cho trí não

Theo y học cổ truyền, có rất nhiều món ăn bài thuốc giúp cho bồi bổ trí não.

Món ăn giúp trị chứng tim đập nhanh

Ở người bình thường nhịp đập của trái tim đều đặn và nó phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống...

Món ăn thuốc trị cảm cúm

Cảm cúm thông thường còn gọi là cảm gió, theo y học cổ truyền do phong tà xâm nhập cơ...

Món ăn giải nhiệt ngày hè

Mùa hè nắng nóng, lao động, sinh hoạt khiến cơ thể phải đổ nhiều mồ hôi, gây mất muối và...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

24 phút trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

25 phút trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

25 phút trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

23 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

23 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 14 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 14 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 15 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình