Phụ Nữ Sức Khỏe

Kiêng kỵ và những sai lầm khi đặt tiền thật nơi lễ chùa, miếu phủ: Làm sai tài lộc bay mất

Đặt tiền thật lên ban thờ, thậm chí đặt vào tay tượng, các ban đúng hay sai, dưới đây là những hiểu lầm không đáng có.

Lễ chùa đầu năm và truyền thống của người Việt

Trong tâm thức người Việt, đón mùa xuân năm mới không chỉ được đánh dấu bằng dịp Tết Nguyên đán cổ truyền, thờ cúng tổ tiên mà tháng đầu tiên của năm, người dân thường du xuân, lễ chùa để cầu bình an cho người thân, gia đình và nguyện ước những điều tốt lành cho cả năm mới.

Suốt một năm cũ tất bật, đón Tết Nguyên đán để sẵn sàng bước qua một năm mới an lành và hạnh phúc hơn. Điều đó còn rõ rệt hơn khi những lễ hội dân gian thường bắt đầu vào mùa xuân, chẳng hạn như lễ hội chùa Hương diễn ra trong cả mùa xuân, khai hội từ mùng 6 tháng Giêng; hoặc như lễ hội khai ấn đền Trần diễn ra từ ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng; chùa Phật Tích (Bắc Ninh) từ ngày 3 đến ngày 5 tháng Giêng…

Lễ chùa đầu năm. Ảnh: Internet

Với tục xưa, đi chùa đầu năm, trước khi đối diện với những lo toan bộn bề ngoài cuộc sống, người ta muốn đến chốn tâm linh để được thư thái, để dốc lòng bái thỉnh mong một năm mới tốt lành. Người cầu duyên, người cầu lộc, người thì lại cầu tài. Bởi vậy, người ta rất chú trọng việc đi lễ chùa đầu năm.

Những kiêng kỵ và sai lầm khi đi chùa ít ai biết

Việc sửa soạn đi lễ chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ:

- Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa.

- Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

Không nên đặt tiền thật trên bàn thờ, tượng, ban. Ảnh: Internet

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng lễ Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại Chùa.

- Đặt tiền thật lên ban thờ, thậm chí đặt vào tay tượng, các ban: Nhiều người cho rằng những tờ tiền đã đặt lên thắp hương rất linh nghiệm như bùa hộ mệnh nên cất cẩn trọng trong ví không tiêu để mong tài lộc luôn ở trong ví.

Thế nhưng trong phong thủy, tiền không phải lễ vật thờ cúng. Do đó không nên đặt tiền lên ban thờ. Tiền là vật ngang giá để mua đồ cúng. Do đó đặt tiền ở ban thờ không cần thiết. Nếu muốn thực hiện công đức tạo phước đức thì nên để tiền vào hòm công đức. Hơn nữa việc đặt tiền thật ở ban thờ mang tính chất báng bổ tôn giáo, mua chuộc thần linh. Đi lễ thần Phật là cầu xin máy mắn, xám hối làm điều tốt lành để tăng thêm phước đức, may mắn từ phước mà ra. Do đó nên tránh việc đặt tiền thật lên ban thờ cúng.

Những lưu ý khi đi chùa. Ảnh: Lao Động

Tiền thật để trong ví không luân chuyển cũng không mang lại năng lượng tốt. Tiền cần được luân chuyển mới tạo ra giá trị gia tăng, tạo thặng dư. Hơn nữa việc đặt tiền lễ thật ở những nơi đông đúc, không khéo lại nhầm lẫn của người này người kia nên không hợp phong thủy.

Những lưu ý khi đi lễ chùa

- Lựa chọn trang phục phù hợp khi đi lễ chùa

Chùa là nơi thờ Phật, là chốn linh thiêng về mặt tín ngưỡng nên khi đi lễ chùa bạn nên ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề sao cho phù hợp với bối cảnh của chùa, không nên mặc trang phục quá sặc sỡ, hở hang. Đối với các bạn nữ thì không nên mặc váy quá ngắn hoặc quần quá ngắn, áo quá mỏng, cổ quá trễ. Điều này vừa thể hiện sự tôn kính của bạn dành cho tổ tiên, thánh thần vừa tránh những hệ quả xấu phát sinh do sự không hợp lý của trang phục đem lại.

- Nguyên tắc ra vào chùa

Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan (cửa chính giữa) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Bạn cũng nên nhớ là không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.

- Xưng hô thế nào cho đúng khi lễ chùa?

Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt. Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

- Đi chùa cầu nguyện gì?

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che trở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Đặc biệt vào Đình, Đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm của mình để cả năm luôn được may mắn và thuận lợi nhất.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Lam Lam (t/h)

Tin liên quan

Thùy Anh thăng hạng nhan sắc sau 15 năm đóng phim, 29 tuổi vẫn độc thân, chưa tìm được người...

Ở tuổi 29 dù ngày càng xinh đẹp nhưng nữ diễn viên vẫn chưa tìm được một nửa như mong...

Xúc động câu chuyện đằng sau bức ảnh cưới chú rể kém cô dâu 7 tuổi 'gây bão' ở Đà...

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền đoạn video về một chàng trai trẻ đi ăn với "người lạ"...

Bé trai đầu tiên tại Việt Nam được 'sửa' tim từ trong bụng mẹ đã chào đời khoẻ mạnh

Em bé từng trải qua cuộc đại phẫu khi còn nằm trong bụng mẹ vì có dị tật tim bẩm...

Tìm thấy 3 chị em sau nhiều ngày mất tích bí ẩn, chỉ ở cách nhà hơn 1km

Phát hiện 3 con đi khỏi nhà rồi mất liên lạc suốt 3 ngày qua, anh Nguyễn Lành (trú xã...

3 cháu bé suýt mất mạng do uống nhầm thuốc trầm cảm của người lớn

Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới cấp cứu thành công 3 trẻ bị ngộ độc do uống nhầm...

Nghẹt thở cạy cửa, giải cứu 7 nạn nhân bị mắc kẹt thang máy ở Hà Nội

Tại tầng 7, nhà B thuộc trụ sở Bộ Công Thương – 54 Hai Bà Trưng, phường Trần Hưng Đạo,...

Uống 7 lít nước trong nửa ngày, người phụ nữ nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Sau khi uống 7 lít nước khoáng uống trong nửa ngày, người phụ nữ bị nôn mửa, nhức...

Tin mới nhất

Cẩm nang sức khỏe: Mách bạn ăn gì để tốt cho thận

1 giờ trước

Tiết lộ 5 lý do khiến khuôn mặt sung tấy khi thức dậy vào buổi sáng

1 giờ trước

Góc khuất của MC quốc dân trước khi xuất gia gieo duyên: Cuộc sống thăng trầm, lùm xùm chuyện tiền...

6 giờ trước

Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ 3 mẹo giảm đau tự nhiên bạn nên biết trước khi uống thuốc

6 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo thói quen phổ biến trước khi đi ngủ này có thể làm mối quan hệ “rạn...

6 giờ trước

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

6 giờ trước

Dương Triệu Vũ tung loạt ảnh từ ngày sơ sinh của con gái Bảo Anh, thừa nhận từng ngăn cản...

19 giờ trước

Mỹ Tâm tuổi 43: Gây sốt vì nhan sắc 'lão hóa ngược', đời tư không tì vết và bí ẩn...

19 giờ trước

Cuộc sống ít ai biết của 'Bé An' Hùng Thuận ở tuổi 41: Đổi đời nhờ môi giới bất động...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình