Trong thời điểm giá lạnh, bạn cần lưu ý khung giờ này tuyệt đối không nên gội đầu - được các chuyên gia cảnh báo.
Khi những đợt gió mùa kéo về, nhiệt độ giảm sâu cũng là lúc chúng ta tìm các giải pháp chống rét như mặc thêm áo quần, che chắn nhà cửa và các thói quen sinh hoạt. Việc kiêng kỵ khi gội đầu được nhấn mạnh cần lưu ý, ngay cả khi bạn ở một thời điểm không phải mùa Đông.
Những vấn đề về tóc thường gặp mùa lạnh
Chia sẻ trên Báo Sức khỏe và đời sống, các vấn đề về tóc thường gặp phải khi trời lạnh chính là:
Gàu
Vào mùa đông, tóc thường hay bị gàu hơn mùa hè do mất độ ẩm. Sợi tóc được bao bọc bởi một lớp biểu bì, giữ độ ẩm cần thiết giúp tóc chắc khỏe và phát triển. Thời tiết lạnh, khô khiến lớp biểu bì này bị mất đi độ ẩm, nang tóc khô, không thể thải loại dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết. Đây chính là nguyên nhân gây ra gàu.
Tóc khô, xơ, thiếu sức sống
Tóc mỏng đi trông thấy nếu cơ thể thiếu sắt hoặc protein, phổ biến với những người bị rối loạn ăn uống. Đó là bởi tình trạng thiếu dinh dưỡng đã buộc cơ thể phải bảo tồn lượng protein bằng cách hạn chế sự mọc tóc. Điều này cũng dễ xảy ra mùa Đông, chúng ta ít uống nước hay chế độ ăn uống giảm sút do thời tiết thay đổi là một trong số đó.
Đặc biệt, mùa đông khiến chị em xao nhãng việc chăm chút cho mái tóc và sử dụng máy sấy tóc nhiều hơn mùa hè. Điều này sẽ làm tóc có dấu hiệu bị xơ, rối, chẻ ngọn, thậm chí là thiếu sức sống nếu như bạn thường xuyên để tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao, khiến tóc sẽ mất đi độ ẩm, thiếu tính đàn hồi.
Rụng tóc
Thời tiết hanh khô khiến da đầu trở nên nhạy cảm và yếu hơn. Chân tóc lỏng lẻo dễ khiến tóc gãy, rụng. Vào mùa lạnh, thường có dịch virus khiến tóc càng bị thương tổn và rơi rụng.
Theo bác sĩ Nguyễn Thành chia sẻ trên VnExpress, bệnh nhân bị rụng tóc, hói đầu trong “mùa tóc rụng” đang ngày một tăng mạnh, có dấu hiệu trẻ hóa, đặc biệt xảy ra ở những đối tượng văn phòng, trí thức, doanh nhân và người thường xuyên thức khuya. Thưa tóc, hói đầu sớm làm họ mất tự tin, kèm theo lo lắng, áp lực và mệt mỏi khiến tình trạng tóc rụng cứ tiếp tục, ngày một trầm trọng hơn.
Tóc bị tích điện
Đây là tình trạng thường gặp trong mùa đông, nguyên nhân lớn là do tóc quá khô. Khi bị tích điện, tóc thường xù bông, xơ rối. Hãy dùng một chút dầu dưỡng, thoa lên tóc để tăng cường độ ẩm. Sau khi gội đầu, chỉ nên sấy se da đầu rồi để tóc khô tự nhiên.
Khung giờ kiêng kỵ gội đầu trong ngày
Theo Báo Phụ Nữ Việt Nam, 22 giờ đêm đến trước 6 giờ sáng được xem là khung giờ hết sức nguy hiểm.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), gội đầu sau 22 giờ đêm là điều cấm kỵ, bởi đây là thời điểm mà nhiệt độ thấp nhất trong ngày, có thể gây ra hiện tượng co mạch máu.
Khi máu không được lưu thông thì toàn thân sẽ bị đau nhức, thậm chí gây đau đầu nghiêm trọng. Đặc biệt, ban đêm dễ có "gió độc" gây đau cổ vai gáy, thậm chí là tai biến và đột quỵ.
Hơn nữa, việc gội đầu khuya rồi để đầu ướt đi ngủ sẽ khiến cho mạch máu não có xu hướng giãn, gây nên hiện tượng nhức đầu. Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy có thể dẫn đến bệnh đau đầu mãn tính.
Các chuyên gia cho rằng, trước 6h sáng mặt trời chưa lên, trời còn lạnh nên không thích hợp để gội đầu. Thời điểm thích hợp nhất để gội đầu là sau 10 giờ sáng đến 2 giờ trưa, lúc này nhiệt độ tăng lên mức cao nhất, gội đầu cũng sẽ an toàn nhất. Vào khoảng thời gian này, tóc dễ khô hơn, sự lưu thông máu đã ổn định. Tuy nhiên, nếu không thể gội đầu vào khoảng thời gian trên, bạn có thể gội đầu vào buổi tối nhưng nên gội trước 20h.
Thực tế đã có trường hợp bị biến chứng vì nhiễm lạnh khi gội đầu. Đó là cô gái trẻ Nhật Linh, bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên và phải mất khoảng 1 tháng để điều trị mới hồi phục được.
Chia sẻ trên trang cá nhân, Linh cho biết, do đi làm về khuya nên cô thường xuyên tắm, gội lúc 23h, thậm chí là 24h. Có lần vì buồn ngủ, cô không sấy khô hẳn tóc đã vội lên giường. Sau đó, có thể do bị nhiễm lạnh khi gội đầu quá muộn và để tóc ẩm nên nửa mặt phía bên phải của Linh cứng đơ, miệng không khép được chặt, mắt cũng không nhắm được. Từ trường hợp của mình, Linh khuyên mọi người không nên tắm gội quá khuya, nhất là trong mùa lạnh cần phải làm khô đầu tóc ngay sau khi tắm. Bởi nếu bị liệt mặt việc điều trị tuy không khó khăn nhưng sẽ ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt rất nhiều.
Tuy nhiên, cũng không nên gội đầu vào lúc giữa trưa, bởi sau đó là thời gian nghỉ trưa, nếu không cẩn thận để tóc ướt thì vẫn dễ gây ra tình trạng nhiễm lạnh. Còn việc gội đầu vào đêm muộn hoặc sáng sớm ngoài việc gây đau đầu, cảm lạnh còn dễ dẫn đến đột quỵ, nhất là với người có bệnh lý tim mạch, mạch máu não.
Thời điểm thích hợp nhất để gội đầu là khoảng từ 10h cho đến trước 16h, bởi đây là thời điểm có nhiều ánh nắng mặt trời, nhiệt độ thường cao nhất trong ngày.
Bác sĩ lưu ý, nếu gội đầu kết hợp với tắm thì nên làm ướt cơ thể trước. Nên gội đầu bằng nước ấm, không gội đầu bằng nước lạnh. Thời gian gội cần nhanh, không ngâm đầu tóc quá lâu trong nước. Tuyệt đối không dùng quạt điện phả thẳng gió vào đầu sau khi gội để làm khô tóc, việc làm này làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh nhiều hơn. Sấy khô tóc càng sớm càng tốt.
Những lưu ý chăm sóc cơ thể khỏe mạnh mùa Đông
Làm ấm cơ thể
Ngâm mình trong nước ấm, bạn sẽ thấy thoải mái sau một ngày lạnh giá ở bên ngoài, nhưng hãy nhớ rằng để nhiệt độ nước vừa phải vì có thể làm khô da
Hơi nước nóng sẽ làm mất độ ẩm của da nhanh chóng. Vì vậy bạn chỉ nên ngâm mình trong bồn nước hoặc tắm với nước nóng trong thời gian vừa phải từ 15 đến 30 phút, không nên lâu hơn. Và sau khi tắm,hãy nhớ dùng kem dưỡng ẩm để bổ sung lại cho làn da nhé! Nếu không có điểu kiện ngâm mình thì bạn hãy ngâm chân trước khi đi ngủ nhé. ngâm chân là cách đơn giản và hiệu quả nhất để thư giãn tinh thần, kích thích huyệt vị, thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, đạt tới hiệu quả thư giãn và bảo vệ toàn diện đối với cơ thể.
Uống đủ nước
Nên uống từ 6 - 8 ly nước mỗi ngày để giữ nước và luôn luôn giữ cho cơ thể được ấm. Điều này sẽ có lợi ích lớn trong việc tránh cho cơ thể bị giảm nhiệt độ, khiến chúng ta dễ mắc các bệnh hô hấp như ho, sổ mũi hoặc cảm lạnh, nặng hơn là viêm phế quản, viêm phổi.
Bổ sung đầy đủ vitamin
Mùa đông với đặc trưng là ngày ngắn đêm dài nên cơ thể thường ít tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, điều này làm giảm lượng vitamin D trong cơ thể. Đây là một chất thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch và khả năng miễn dịch thích ứng của chúng ta hoạt động tốt. Cả hai hệ miễn dịch này đều rất cần thiết và đều cần mức vitamin D đầy đủ để hoạt động.Vì vậy, thiếu hụt vitamin D có thể khiến các tế bào miễn dịch không thể phản ứng một cách thích hợp, làm chúng ta dễ bị nhiễm trùng hơn.
Ngoài ra, vitamin D rất cần thiết cho việc biến đổi thực phẩm thành năng lượng nên nếu thiếu vitamin này, cơ thể sẽ không hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn và kết quả là dẫn đến thiếu năng lượng, gây mệt mỏi.
Duy trì tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày
Khi thời tiết lạnh, cơ thể thường ít vận động hơn, rất khó để duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, việc luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể giải phóng một lượng endorphin - một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, và giảm đau.