Phụ Nữ Sức Khỏe

Không thể kiểm soát được 2 chân, lúc nào cũng có cảm giác muốn di chuyển: Hội chứng này ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Bạn đã bao giờ cảm thấy chân tự di chuyển và không thể kiểm soát chưa? Đây có thể là dấu hiệu của căng cơ, co giật ngẫu nhiên hoặc cảnh báo một điều gì đó đang xảy ra trong não bộ.

Hội chứng chân không nghỉ (Restless Legs Syndrome - RLS) là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi cơn đau nhói, co kéo, tê dần dần, hoặc cảm giác khó chịu ở chân không thể kiểm soát được làm cho bệnh nhân khó chịu, buộc phải di chuyển chân liên tục.

Theo Viện rối loạn thần kinh và đột quỵ Hoa Kỳ (NINDS), hội chứng chân không nghỉ, một tình trạng rối loạn thần kinh cảm giác, ảnh hưởng tới khoảng 7-10% dân số Mỹ và phụ nữ có nhiều khả năng mắc hơn nam giới.

Mặc dù rất khó để mô tả cho những người chưa từng mắc phải và đôi khi quá trình chẩn đoán cũng khá khó khăn, tình trạng này không gây quá nhiều nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp một số thông tin mọi người nên biết về hội chứng chân không nghỉ, bao gồm các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị:

Hội chứng chân không nghỉ là gì?

Hội chứng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường trở nên nghiêm trọng hơn theo tuổi tác.

Hội chứng chân không nghỉ (RLS), còn được gọi là bệnh Willis-Ekbom, gây cảm giác khó chịu ở chân và tạo nên một sự thôi thúc di chuyển chân không thể cưỡng lại được. Brian Koo, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư thần kinh học tại Trường Y Yale giải thích, đây là một dạng rối loạn dây thần kinh gây ảnh hưởng đến cả hệ thống thần kinh cảm giác và vận động trong cơ thể.

Các triệu chứng thường xảy ra vào cuối giờ chiều hoặc tối, tăng vào ban đêm khi cơ thể nghỉ ngơi. Hơn nữa, không chỉ xuất hiện trong giấc ngủ, chúng còn có thể xảy ra ở bất cứ khi nào bạn không hoạt động hoặc ngồi trong một khoảng thời gian dài. Với một số trường hợp, theo chuyên gia Koo, người mắc còn cảm thấy khó chịu ở cánh tay, mặt, thân trên và thậm chí cả bộ phận sinh dục.

Hội chứng chân không ngủ thể ảnh hưởng tới sức khỏe ở mức nào?

Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể dễ dàng bị mất tập trung, giảm khả năng tiếp thu và năng suất công việc vì hội chứng này.

 Nhìn chung, RLS thôi thúc chúng ta di chuyển chân, gây khó chịu về mặt cảm giác. NINDS cho biết thêm, người mắc thường dùng những từ như đau, đau nhói, ngứa ran như kiến bò để diễn tả. Những cảm giác đó có thể xảy ra ở một bên, cả hai bên của cơ thể hoặc xen kẽ giữa các bên.

Theo chuyên gia Koo, thường xuyên gặp phải các triệu chứng RLS sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Hơn nữa, người mắc cũng thấy khó chịu khi thức dậy vào ngày hôm sau. NINDS giải thích, RLS là một trong số các tình trạng rối loạn thần kinh có thể gây kiệt sức và buồn ngủ vào ban ngày, tác động tiêu cực đến tâm trạng, sự tập trung, năng suất công việc, khả năng tiếp thu. Trên thực tế, nếu không được điều trị, RLS ở mức độ vừa và nghiêm trọng sẽ làm giảm khoảng 20% hiệu suất làm việc và góp phần gây trầm cảm, lo âu.

RLS cũng có mối liên hệ với tình trạng rối loạn chuyển động chân tay chu kỳ (PLMS) có khả năng gây co giật chân tay không tự nguyện khi ngủ. Trên thực tế, theo thống kê của NINDS, khoảng 80% người mắc RLS phải đối mặt với PLMS.

Nguyên nhân nào dẫn tới hội chứng này?

Hội chứng chân không nghỉ thường xảy ra vào ban đêm và có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Hội chứng chân không nghỉ thường xảy ra vào ban đêm và có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Chuyên gia Koo cho biết, hiện nay có bằng chứng đã chỉ ra thiếu sắt là yếu tố dẫn tới RLS. Hội chứng này cũng có xu hướng di truyền trong gia đình và các triệu chứng thường xuất hiện trước 40 tuổi.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu cho thấy RLS có liên quan đến rối loạn chức năng ở hạch nền, nơi điều khiển chuyển động của cơ thể bằng cách sử dụng hóa chất dopamine trong não. Chúng ta cần đopamine để cơ bắp hoạt động một cách trơn tru. Do đó, sự rối loạn này thường dẫn tới hiện tượng di chuyển tay chân không tự nguyện.

Nhìn chung, theo NINDS, RLS đã được chứng minh có liên quan đến các yếu tố như mắc bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh Parkinson, đa xơ cứng, chạy thận nhân tạo, dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc dị ứng, sử dụng rượu, cafein, nicotine, mang thai và bị tổn thương thần kinh.

Làm thế nào để điều trị?

RLS được chẩn đoán lâm sàng bằng cách quan sát tần suất lặp lại của triệu chứng. Mặc dù không có xét nghiệm cụ thể, bác sĩ có thể dựa trên những yếu tố cơ bản để xác định như người mắc cảm thấy khó chịu, không thoải mái, thôi thúc muốn di chuyển chân khi nghỉ ngơi.

Hiện tại chưa có cách điều trị RLS dứt điểm và quá trình chữa sẽ tập trung vào việc kiểm soát hoặc làm giảm các triệu chứng. Chuyên gia Koo giải thích, hấp thụ đủ sắt, duy trì chất lượng giấc ngủ, tránh căng thẳng, loại bỏ rượu, cafein là những bước đầu tiên trong quá trình điều trị.

Tuy hội chứng này sẽ ảnh hưởng tới suốt đời, chúng hoàn toàn có thể kiểm soát được và không gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. NINDS cho biết, nếu các triệu chứng RLS ở mức độ nhẹ và không tạo cảm giác khó chịu hoặc làm gián đoạn giấc ngủ đáng kể, bạn không cần phải điều trị.

Theo Mai Nhung/Phụ nữ Việt Nam

Tin liên quan

Bác sĩ hướng dẫn 4 cách giảm tình trạng són tiểu 30% chị em phụ nữ gặp phải

Són tiểu ở nữ giới là vấn đề phổ biến và thường làm người bệnh xấu hổ. Để tránh bệnh...

4 loại thực phẩm ăn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mỡ máu cao

Chứng tăng lipid máu (mỡ máu cao) là khi mức chất béo trung tính cao. Mỡ máu cao có thể...

Bí quyết "3 có sáng, 3 không đêm" để giữ cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Trong mùa hè nóng nực, ăn đồ lạnh và các thực phẩm có hại có thể gây khó chịu cho...

10 tác hại của việc ngủ quá nhiều đối với sức khỏe

Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều đều gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể và sức khỏe.

6 sai lầm nguy hiểm nhất khi nấu ăn mà rất nhiều chị em làm thường xuyên

Ung thư chẳng phải ở đâu xa, nó có thể hình thành từ những thói quen tưởng chừng như vô...

Ăn dưa hấu đừng vội vứt vỏ đi: Giữ lại làm theo cách này sẽ thấy điều kỳ diệu, cực...

4 thực phẩm dưới đây giúp bạn trị nóng trong, giải nhiệt và chữa nhiệt miệng vô cùng hiệu quả.

Bộ Y tế kêu gọi người dân giảm ăn muối

Công văn số 3918/BYT-DP ngày 23/7 của Bộ Y tế kêu gọi người dân giảm ăn muối để phòng, chống...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

17 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

18 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 8 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 8 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 8 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 12 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình