Phụ Nữ Sức Khỏe

Không phải chồng hay mẹ đẻ, sản phụ nên chọn người này vào phòng sinh cùng

Một người có hiểu biết về quá trình sinh nở sẽ giúp sản phụ biết cách thở, rặn đẻ để có ca sinh an toàn hơn.

Ngày nay hầu hết các bệnh viện sản khoa lớn đều có dịch vụ cho người nhà vào phòng sinh cùng. Lúc này chắc hẳn bà bầu nào cũng phân vân không biết nên để chồng hay mẹ ruột vào phòng sinh cũng mình là tốt nhất, vậy nhưng theo các chuyên gia sản khoa, một mẹ bầu thông minh thì nên chọn một người khác, không phải là chồng hay mẹ đẻ.

Vì sao người vào phòng sinh cùng sản phụ không phải là chồng hay mẹ đẻ?

Trên thực tế, nhiều người cho rằng trong phòng sinh nếu có mẹ đẻ hoặc chồng sẽ giúp sản phụ yên tâm hơn, vậy nhưng theo góc nhìn từ các chuyên gia thì ngoài việc giúp sản phụ có tâm lý yên tâm hơn thì những mặt bất lợi lại nhiều hơn thế.

 

Việc có người nhà là mẹ hoặc chồng vào phòng sinh cùng lại khiến sản phụ bị phụ thuộc về tâm lý. (Ảnh minh hoạ)

- Khiến sản phụ làm nũng hơn

Theo các chuyên gia, thực tế thì việc có người nhà là mẹ hoặc chồng vào phòng sinh cùng lại khiến sản phụ bị phụ thuộc về tâm lý, họ sẽ kêu ca, phàn nàn về cơn đau đẻ nhiều hơn với người thân và điều này lại càng khiến họ cảm thấy những cơn đau trở nên tồ tệ hơn.

Nếu chỉ có các bác sĩ trong phòng sinh nở, sản phụ sẽ mạnh mẽ hơn và chịu đựng cơn đau tốt hơn.

- Ảnh hưởng đến tâm lý sản phụ

Các chuyên gia cũng cho rằng việc để người chồng vào phòng sinh cùng vợ còn gây ra những tác động tâm lý đến chính người đàn ông và từ đó ảnh hưởng ngược lại tâm lý người vợ.

Không ít những anh chồng vào phòng sinh cùng vợ đã bị hốt hoảng, sợ hãi, thậm chí ngất xỉu khi nhìn thấy nhiều máu và nhìn thấy đứa con ra đời. Có nhiều người chứng kiến cảnh vợ sinh nở còn không dám gần gũi vợ nhiều năm sau đó. Tâm lý người chồng trong phòng sinh cũng vô tình ảnh hưởng đến tâm lý người vợ trên bàn đẻ khiến cô ấy bị kém tập trung cho ca sinh. Như thế, không chỉ không giúp được gì, việc để anh chồng vào phòng sinh còn khiến cả phòng bận rộn hơn.

Không ít những anh chồng vào phòng sinh cùng vợ đã bị hốt hoảng, sợ hãi. (Ảnh minh hoạ)

- Khiến sản phụ bực mình hơn

Nhiều chị em nghĩ rằng phải để chồng chứng kiến cảnh mình sinh nở để người đàn ông hiểu được những đau đớn vợ phải trải qua trên bàn sinh, thay vì việc họ chỉ biết cắm mặt vào máy điện thoại hay chơi điện tử lúc vợ sinh nở. Vậy nhưng trên thực tế thì nếu một người đàn ông vẫn thản nhiên chơi điện tử khi vợ đang vật vã chịu đựng cơn đau đẻ thì ngay cả khi anh ta có vào phòng sinh cùng vợ, thái độ cũng sẽ không có nhiều thay đổi.

Vì vậy, đừng trông chờ vào việc chỉ đưa anh ta chứng kiến cảnh vợ sinh nở sẽ khiến người đàn ông thay đổi và yêu thương vợ hơn.

Nên chọn ai vào phòng sinh cùng sản phụ?

Các chuyên gia khuyên, sản phụ nếu muốn có một người bên cạnh mình lúc sinh nở thì nên chọn một người có kiến thức về y khoa, có kinh nghiệm về đỡ đẻ và chăm sóc sản phụ sau sinh.

Người này sẽ hỗ trợ sản phụ hít thở đúng cách, bổ sung năng lượng kịp thời, động viên sản phụ và còn phán xét được tình hình sản phụ thông qua những biểu hiện của người mẹ trên bàn đẻ.

Nếu chồng hoặc mẹ đẻ hay bất cứ ai thân thuộc mà có kiến thức về sản phụ khoa thì sẽ là người tốt nhất để bạn chọn lựa vào phòng sinh cùng mình.

sản phụ nếu muốn có một người bên cạnh mình lúc sinh nở thì nên chọn một người có kiến thức về y khoa. (Ảnh minh hoạ)

Những người chồng nào không nên vào phòng sinh cùng vợ?

Nếu bạn vẫn muốn người chồng vào phòng sinh chứng kiến cảnh em bé ra đời thì vẫn cần lưu ý không nên để những anh chồng sau vào cùng:

- Người có tâm lý yếu

Khi sản phụ đơn đớn và khóc lóc khi đau đẻ, người chồng có tâm lý yếu sẽ run sợ và thậm chí khóc nhiều hơn, lo lắng nhiều hơn vợ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của cả sản phụ và người đỡ đẻ.

- Người hay bị ngất

Một số người khi nhìn thấy quá nhiều máu trong phòng sinh sẽ bị ngất, vì vậy nếu chồng bạn hay bị ngất thì tốt hơn hết không nên để anh ấy vào phòng sinh.

- Người nói nhiều

Những người nói nhiều trong phòng sinh đôi khi sẽ cản trở quá trình đỡ đẻ của bác sĩ, khiến họ mất tập trung và gây ra những bất lợi cho quá trình sinh nở của sản phụ.

Theo Đan San/Phụ nữ Việt Nam

Tin liên quan

Những đặc điểm cha mẹ dễ di truyền cho con

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì cha mẹ có thể dễ dàng di truyền những đặc điểm dưới...

8 loại quả giàu canxi chẳng kém gì sữa, mẹ bổ sung ngay mà không lo bị béo

Không chỉ sữa mà nhiều loại hoa quả cũng chứa hàm lượng canxi rất cao và tốt cho thai nhi.

Bí quyết giúp mẹ bầu chấm dứt tình trạng mất ngủ, mệt mỏi

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường gặp tình trạng mất ngủ, căng thẳng và mệt mỏi. Vậy làm...

Sữa rất tốt nhưng bà bầu thuộc 5 trường hợp sau nên tránh xa

Sữa rất bổ dưỡng nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nên sử dụng.

8 mẹo giảm căng thẳng trong thời kỳ mang thai

Mang thai có thể là một khoảng thời gian rất khó khăn trong cuộc đời của một người phụ nữ....

Mang thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh phải làm sao?

Tuy sợ cơn đau chuyển dạ nhưng nếu mãi mà chưa thấy thay đổi gì thì mẹ càng lo sợ....

Tại sao bà bầu không nên uống trà xanh?

Trà xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng trà xanh trong thời gian...

Tin mới nhất

Hồng táo và những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe, có thật sự là ‘thần dược’ như lời...

8 giờ trước

Thêm củ cải đường vào bữa ăn làm tăng những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải...

8 giờ trước

6 điều cần cân nhắc trước khi mua nồi áp suất lần đầu tiên

8 giờ trước

Muốn bảo quản thịt sống trực tiếp trong tủ đông cứ làm theo cách này, để mấy tháng trời vẫn...

8 giờ trước

Tiết lợn chín là 'thần dược' với sức khỏe, nhưng lại đại kỵ với những người này, không nên ăn...

8 giờ trước

Ăn nhiều cà chua có tác dụng gì cho sức khỏe?

15 giờ trước

Công dụng và tác hại của đậu bắp ít người biết

16 giờ trước

Nên uống bột sắn dây lúc nào là tốt nhất?

16 giờ trước

Những tác dụng tuyệt vời khi uống nước lá hẹ tươi

1 ngày 5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình