Bà bầu bị thiếu máu do thiết sắt
Thiếu sắt là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Lúc này, bà bầu cần bổ sung viên sắt và các loại thực phẩm giàu sắt. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bổ sung sắt và uống sữa thì canxi trong sữa sẽ kết hợp với sắt tạo thành muối không hòa tan, gây càn trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Bà bầu bị thiếu hụt lactase hoặc kém hấp thụ lactose
Trường hợp bị thiếu hụt axit phân giải (lactase) đường lactose, mẹ bầu không nên uống sữa. Nguyên nhân là do sữa chứa lượng đường lactose lớn. Cơ thể cần axit lactase để hấp thụ đường. Nếu cơ thể bị thiếu hụt lactase hoặc kém hấp thụ lactose sẽ làm lactose không được tiêu hóa. Chúng chuyển qua đại tràng, vi khuẩn sẽ phân hủy lactose để tạo thành chất lưu và hơi. Do đó bà bầu uống sữa sẽ dễ bị đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy.
Mẹ bị viêm túi mật, viêm tuyến tụy
Sữa là loại thực phẩm giùa chất béo. Túi mật và tuyến tụy tiết ra enzyme lipase để hấp thụ chất béo có trong sữa. Khi nạp nhiều chất béo vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên túi mật và tuyến tụy, khiến tình trạng của mẹ sẽ xấu hơn.
Bà bầu bị trào ngược thực quản
Chất béo trong sữa sẽ làm áp lực cơ thắt thực quản thấp hơn áp lực co bóp của dạ dày. Như vậy sẽ là chứng viêm thực quản trào ngược thêm nặng.
Bà bầu bị loét đường tiêu hóa
Uống sữa thường xuyên và với lượng lớn sẽ kích thích tiết axit dạ dày và ruột khiến tình trạng viêm loét đường tiêu hóa của mẹ bầu trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm thay thế cho sữa
Nếu không uống được sữa, bà bầu cũng không nên lo lắng. Các bác sĩ sản khoa khuyên rằng, mẹ có thể thay thế sữa bằng các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, D, canxi, axit folic như sữa đậu nành, hải sản, sữa chua, rau xanh...