Phụ Nữ Sức Khỏe

Không phải ai cũng biết cách ăn cá tốt nhất và 4 kiểu người cấm kị "đụng đũa" tới cá

Cá rất tốt cho sức khỏe bởi cá giàu dinh dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng ăn được cá, nếu ăn sai cách có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí còn làm cho bệnh tình càng thêm trầm trọng.

Cá cũng là một trong những món ăn quen thuộc với mọi gia đình. Bởi thịt cá không những tươi ngon mà còn rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, bạn có nghĩ rằng ai cũng thích hợp để ăn cá không? Hãy cùng tìm hiểu xem nên ăn cá như thế nào vào mùa hè và những ai không thích hợp khi ăn cá.

Ba nguyên tắc lớn để ăn cá tốt cho sức khỏe

Nguyên tắc đầu tiên: Nên sử dụng món cá hấp

Một số trẻ em không thích ăn cá, nên các bà mẹ khi chế biến cá thường vắt óc suy nghĩ làm món gì để bé ăn ngon. Có mẹ thì làm chả cá, cá viên, có mẹ thì làm cá nướng, cá chiên ròn,…

Cá hấp bảo đảm được các chất dinh dưỡng của cá

Tuy nhiên, để tối đa hóa sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cá, nên làm món hấp vì cá hấp khi chế biến có nhiệt độ tương đối thấp có thể bảo vệ được chất béo trong thịt cá và làm cho chất protein không bị phá hủy.

Canh cá hầm cũng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là món cá hầm đậu phụ, hai loại nguyên liệu này kết hợp với nhau giúp làm tăng tỷ lệ hấp thụ protein.

Nguyên tắc thứ hai: Ăn đan xen giữa cá biển và cá sông

Nhiều người cho rằng dinh dưỡng của cá biển cao hơn cá sông, trên thực tế, dù là cá sông hay cá biển thì đều có giá trị dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên, nếu ăn một loại cá trong một thời gian dài, nó sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Do đó, nên ăn đan xen giữa cá sông và cá biển.

Không nên chỉ ăn nguyên cá biển hoặc nguyên cá sông

Cá sông phổ biến bao gồm cá trắm cỏ, cá chép, cá mè, cá trôi,… Nếu cho trẻ ăn thì tốt nhất nên chọn cá chép, vì xương của nó tương đối ít, hàm lượng sắt tương đối cao.

Đối với cá biển, cá biển sâu là những lựa chọn tốt nhất như cá hồi, cá thu, cá ngừ,… Cá biển sâu giàu axit béo chưa bão hòa, đặc biệt là axit béo omega-3, có tác dụng tốt trong việc duy trì sức khỏe tim mạch và chống viêm.

Nguyên tắc thứ ba: Chế độ ăn uống không nên chỉ ăn nguyên cá

Mặc dù thịt cá chứa hàm lượng protein cao và chất béo thấp, nhưng không phải là ăn càng nhiều cá thì càng tốt.

Cần phải ăn xen kẽ cá với các loại thực phẩm

Không có một loại thực phẩm nào mà chứa tất cả các chất dinh dưỡng cơ thể cần, ví dụ, hàm lượng chất sắt có trong thịt cá thấp hơn so với thịt của các loại gia súc. Vì vậy, nên kết hợp nhiều loại thịt cùng nhau, có thể ăn cá nhiều hơn một chút sẽ có lợi cho sức khỏe.

Các chuyên gia khuyên rằng người lớn nên ăn cá ít nhất hai lần một tuần, 100-150g mỗi lần, trẻ em có thể giảm đi một nửa.

4 kiểu người không thể ăn cá

Cần lưu ý rằng những người mắc các bệnh sau đây không nên ăn cá.

1, Những người bị bệnh gút

Người bị bệnh gút là do bị rối loạn chuyển hóa chất purine trong cơ thể tạo thành, do vậy phải ăn ít cá, bởi trong cá có nhiều hàm lượng purine.

Bệnh gout nên chú ý khi ăn cá

Các loại cá có chứa nhiều purine bao gồm: cá hồi, cá thu, lươn, mực, cá mòi, cá cơm, trứng cá và những thực phẩm này đóng hộp đều là những món ăn không được phép có mặt trong thực đơn của người bị bệnh gút.

2, Bệnh nhân bị rối loạn chức năng máu

Đối với những bệnh nhân bị rối loạn chức năng máu và có bệnh thường xuyên chảy máu hay giảm tiểu cầu,… thì nên ăn ít hoặc không nên ăn cá.

Bởi vì axit eicosapentaenoic chứa trong cá có tác dụng ức chế quá trình tập kết tiểu cầu, nếu ăn nhiều cá có thể làm tăng các triệu chứng chảy máu ở người bệnh.

3, Bệnh nhân xơ gan

Khi mắc bệnh xơ gan, cơ thể khó sản xuất yếu tố giúp đông máu, cộng với lượng tiểu cầu thấp dẫn đến dễ bị xuất huyết, điển hình là xuất huyết đường tiêu hóa. Các loại cá như cá mòi, cá thu, cá ngừ,… chứa lượng axit eicosapentaenoic (từ 1-1,5 %) nếu bệnh nhân ăn vào càng khiến tình trạng bệnh xấu đi.

4, Bệnh nhân lao

Bệnh lao nên cẩn thận ăn cá tránh gây các phản ứng phụ. (Ảnh minh họa)

Những người bị bệnh lao nếu ăn một số loại cá nhất định (đặc biệt là cá không chứa phốt pho) có thể gây ra các phản ứng như dị ứng. Những người bị nhẹ thường thì sẽ buồn nôn, đau đầu, da nổi mẩn, tăng sinh kết mạc,... và những người có triệu chứng nặng có thể bị sưng môi và mặt, đánh trống ngực, phát ban, tiêu chảy, khó thở, huyết áp tăng cao, thậm chí xuất huyết não.

Theo Hà Vũ/Khám Phá

Tin liên quan

Phụ nữ mang thai có nên ăn cá chép không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn cá chép không là điều được nhiều người quan tâm. Thực hư về...

Ăn cá tra nướng, cụ ông suýt chết vì xương cá đâm thủng dạ dày

Chiều 9-4, tin từ Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa tiếp nhận điều trị cho...

Đau nhức xương nên ăn cá chim

Theo y học cổ truyền, cá chim có vị ngọt mặn, tính hơi ôn, có tác dụng kiện tỳ, dưỡng...

Ăn cá nóc, 3 người đàn ông ở miền Tây nguy kịch

5 người đàn ông ở miền Tây sau khi bắt được cá nóc, nấu canh chua ăn thì bị ngộ...

2 anh em tử vong giữa đồng: Khát khao được ăn cái bánh kem đầu tiên trong đời dang dở

Chiều ngày 12/7, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Hòa (Long An) phát hiện thi thể 2 anh em...

Ăn cá nướng thường xuyên dễ mắc bệnh ung thư

Theo các chuyên gia, nếu thường xuyên ăn đồ nướng nói chung, cá nướng nói riêng sẽ không hề tốt...

Thực hư tin đồn ăn các thực phẩm kị nhau gây chết người

Trên các trang mạng xã hội lan truyền luồng thông tin về việc kết hợp các loại thực phẩm kị...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

18 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

18 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 8 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 8 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 8 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 13 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình