Củ kiệu là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết. Mâm cơm ngày Tết của các gia đình Việt Nam chẳng thể nào thiếu được vị chua chua, ngọt ngọt cùng với độ giòn của củ kiệu muối chua. Đây là một món ăn kèm, làm tăng thêm hương vị cho các món ăn khác, đồng thời cũng giúp chống ngấy.
Không cần ngâm giấm vẫn làm được củ kiệu, trắng tinh, đỡ hăng mà lại để được lâu hơn bình thường - Ảnh 1.
Đây là một món ăn kèm, làm tăng thêm hương vị cho các món ăn khác, đồng thời cũng giúp chống ngấy. (Ảnh: Internet)
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn ngâm củ kiệu theo cách dùng giấm. Cách này mang đến hũ củ kiệu cay cay nồng nồng và thời gian làm cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, với cách dùng giấm, mọi người sẽ có nỗi trăn trở là phải tìm được loại giấm ngon bởi giấm quyết định một phần không nhỏ cho sự thành công của món ăn kèm này.
Và có lẽ nhiều người vẫn chưa biết rằng có một cách làm dưa kiệu mà không cần đến giấm. Cách này sẽ giúp kiệu bớt nồng, bớt cay, thích hợp với những ai chưa quen với vị cay nồng này. Ngoài ra, cách này còn giúp kiệu trắng hơn và bảo quản cũng được lâu hơn mà vẫn không làm mất đi vị truyền thống của dưa kiệu. Đó chính là ngâm củ kiệu với đường.
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 1kg củ kiệu đã làm sạch
- 0,5kg đường cát
- 100ml giấm ăn
- Muối hột, phèn chua
Cách thực hiện như sau:
- Kiệu sau khi làm sạch, cho vào thau nước, ngâm với nửa bát muối hột trong 12 giờ. Bạn cần cho nước ngập mặt kiệu luôn nhé.
- Sau 12 giờ, vớt ra, cho vào thau nước khác cùng phèn chua rồi phơi nắng cả thau 1 giờ. Sau đó, vớt kiệu ra, rửa sạch nhiều lần với nước.
- Phơi kiệu dưới nắng cho khô, rút hết nước. Kiệu càng khô càng dùng được lâu.
- Muốn kiệu trắng và nhanh chua hơn, bạn rửa kiệu với 100ml giấm ban đầu.
- Dùng hũ thủy tinh sạch và khô, xếp kiệu vào và sau đó là lớp đường mỏng. Cứ thế xếp kiệu và đường xen kẽ nhau đến khi hết kiệu và đường.
Chỉ 2 tuần sau, bạn đã có hũ kiệu chua ngọt để dùng rồi đấy. Bạn có thể để ở ngoài hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cũng được.
Nhớ chia sẻ bí quyết này đến mọi người nhé.