Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở độ tuổi 13, con cái sẽ phản ứng với giọng nói của người lạ nhiều hơn là của mẹ.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Stanford Hoa Kỳ đã tiến hành một thí nghiệm về sự thay đổi não bộ theo các loại giọng nói với đối tượng là 24 trẻ em từ 7 đến 16 tuổi. Nhóm nghiên cứu đã so sánh và phân tích sự thay đổi não bộ của những đứa trẻ tham gia thông qua video cộng hưởng từ (fMRI), sau khi cho chúng nghe giọng nói của mẹ và giọng nói của người lạ.
Kết quả là khi đến năm 13 tuổi, những đứa trẻ sẽ ít phản ứng với giọng nói của mẹ hơn. Thay vào đó chúng bắt đầu phản ứng nhiều hơn với giọng nói của người lạ. Nhóm nghiên cứu phân tích rằng đây là một trong những quá trình mà trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên học cách giao tiếp với thế giới và trưởng thành về mặt xã hội. Ngoài ra, khi trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên, vùng thái dương trên não, nơi chọn lọc giọng nói trong tất cả các giọng nói sẽ được kích hoạt.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Vinod Menon cho biết: "Nghiên cứu này đã chứng minh rằng trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên phát triển về mặt xã hội bằng cách phản ứng với giọng nói của người lạ nhiều hơn so với giọng nói của mẹ chúng.”
Tiến sĩ nói thêm: “Việc này giống như trẻ sơ sinh nhận ra một giọng nói mới là giọng của người mẹ, còn trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên cũng nhận ra giọng nói mới trong đời sống xã hội."
Nghiên cứu này gần đây đã được đăng tải trên tạp chí khoa học thần kinh (The Journal of Neuroscience).