Những bộ cánh xa xỉ hào nhoáng, những show diễn tiền tỷ cùng danh tiếng trong và ngoài nước chính là điều mà người ta hay nghĩ đến khi nhắc về Idols Hàn Quốc, nhưng liệu hiện thực có thật sự “bay bổng” như viễn cảnh “màu hường” đó?
Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi cuộc sống thật sự của một idol diễn ra thế nào, họ phải trải qua những gì? Hãy cùng tìm hiểu xem họ đã can đảm ra sao để có thể vững vàng đứng trên sân khấu và cống hiến cho fan những màn trình diễn “sướng mắt đã tai” .
Vượt qua mặc cảm ngoại hình và cân nặng
Ngoại hình chính là yếu tố “sống còn” để 1 idol có thể tồn tại trong ngành giải trí K-pop. Đã có không ít idol đã và đang bị công kích vì thừa cân. Chỉ cần ngoại hình có chút “mũm mĩm”, họ sẽ trở thành tâm điểm của cộng đồng fan cũng như báo chí.
Để "đẹp nết đẹp cả người", idol phải trải qua quá trình ăn kiêng vô cùng khắc nghiệt, mà ví dụ điển hình nhất có thể kể đến là thực đơn ăn kiêng của IU, chỉ gồm táo, khoai lang, thức uống Protein đảo quanh đảo lại hết tuần, hết tháng, hết năm.
Ăn uống bóp mồm bóp miệng là vậy, các idol còn phải tập luyện tại phòng tập hơn 10 tiếng mỗi ngày, đi show, trình diễn và cộng thêm "gi gỉ gì gi" các hoạt động khác. Đối với một người bình thường, có bao nhiêu người làm được như vậy trong suốt khoảng thời gian dài? Điều này đủ cho thấy Idol phải kiên trì thế nào để có thể chạm tới sân khấu ước mơ.
Umji - G Friend từng bị chê là nữ Idol xấu nhất trong lịch sử K-pop do "thừa cân"
Jihyo - Twice cũng từng là "nạn nhân" của cân nặng
Bình phẩm tiêu cực từ cộng đồng Fan
Chắc hẳn đây là điều mà một idol không thể tránh khỏi khi bước chân vào showbiz. Sức mạnh của fan-group chính là thứ giúp idol trở nên nổi tiếng, nhưng đó cũng là con dao 2 lưỡi cứa chảy máu trái tim, làm tổn thương tâm hồn họ.
Mỗi sáng thức dậy, họ học cách đối mặt với những comment ác ý, những từ ngữ xúc phạm hay những lời dọa nạt tính mạng đến từ non-fan, saseang-fan. Trở thành idol, họ luôn sẵn sàng đối mặt với hàng loạt "tai bay vạ gió", bị ghét không lý do hoặc vì những lý do “nực cười ngớ ngẩn”.
Tuy nhiên, muốn làm idol nghĩa là phải chịu đựng tất cả, luôn thể hiện bản thân rất ổn trước mặt fan chân chính, có khi phải giấu đi khía cạnh thật của bản thân mình mà chỉ “show” ra những khía cạnh mà fan mong muốn.
Sulli - Go Hara "2 nàng công chúa K-pop" ra đi bởi những lời miệt thị
Cuộc sống riêng tư hằng ngày của idol luôn là chủ đề “hot” đối với truyền thông và người hâm mộ. Ra đường phải đeo khẩu trang, ngó trước sau để đảm bảo không có ai theo dõi, ngay cả chuyện tình cảm cũng bị đem ra soi mói và còn “vân vân mây mây” các thứ khác nữa mà họ bị hạn chế.
Trở thành idol, điều đó đồng nghĩa với cuộc sống riêng của họ bị “đánh cắp” gần như mọi thứ. Chỉ cần bị bắt gặp đi cùng ai đó, ngay lập tức sẽ có cả trăm bài báo giật tít “nam / nữ idol ABC hẹn hò”; hoặc lỡ liếc mắt nhìn người nào dù chỉ vài giây thôi, loạt thông tin kiểu “idol A và Idol B yêu nhau là thật” sẽ có cơ hội lan tràn mạng xã hội.
“Yêu đương bị tẩy chay/ kết hôn là tội đồ”, câu khẩu hiệu này đã công khai báo hiệu rằng nếu muốn trở thành idol, hãy xác định ngay cả tình yêu của bản thân họ cũng không có quyền được lựa chọn. Một lần nữa, “Có bao nhiêu người có thể hi sinh cuộc sống để chết cho đam mê” vẫn còn bỏ ngỏ.
Chen bị ép rời EXO sau thông báo kết hôn
Vì sân khấu quên mình
Khi bạn bị thương, điều đầu tiên bạn làm là gì? Đơn giản thôi, đương nhiên là phải tìm đồ cầm máu hoặc làm gì đó đại loại để chăm sóc cho vết thương. Vậy với idol, nếu đang trình diễn mà gặp sự cố, họ sẽ làm gì? Tất nhiên rồi. Những con người ấy phải lấy ánh đèn sân khấu làm nguồn sống, và hãy cứ mặc kệ tất cả để tiếp tục trình diễn cho đến khi kết thúc.
“Again” câu hỏi “Có bao nhiêu người có thể làm được điều đó” tiếp tục trở thành câu hỏi đắt giá cho sự hi sinh của 1 idol vì ước mơ chân chính.
Jin BTS bị pháo bắn vào tai
Lee Daehwi chảy máu ngay trên sân khấu
Người ta thường quên rằng Idol cũng là con người có cảm xúc, biết tức giận – phẫn nộ - yêu thương... vì thế hãy ngừng áp đặt lên họ những thứ mà chúng ta mong muốn.
Bỏ qua mọi trói buộc tinh thần, họ vẫn hàng ngày kiên cường bám trụ, nỗ lực hết mình, “sống chết” vì ước mơ và đó chính là lý do vì sao họ xứng đáng với tên gọi “những chiến binh thực thụ của đam mê”.