Có lẽ tất cả chúng ta đều biết, một trong những lời thề hôn nhân có phần: sẽ ở bên nhau dù ốm đau hay nghèo khó,... Đây không phải là trống rỗng vì ngoài tình yêu, hôn nhân còn có những sự ràng buộc khác. Bạn cần có thời gian tìm hiểu ước muốn, mục tiêu chung của hai người trước khi quyết định gắn bó cuộc đời với nhau. Điều hay sẽ giúp giảm nguy cơ tranh cãi và giữ được hạnh phúc lâu hơn so với những người kết hôn vội vàng.
Qua nghiên cứu, các nhà tâm lý học cũng đúc kết được rất nhiều kết quả cho thấy những người kết hôn vội vàng ở độ tuổi khá sớm sẽ khiến bạn kém hạnh phúc hơn so với người kết hôn muộn hay nói cách khác là đủ thời gian để cả hai tìm hiểu về nhau. Dưới đây là những minh chứng rõ ràng nhất:
1. Sẵn sàng cho hôn nhân hơn
Cưới sớm, có vẻ như cả hai bạn đều chưa sẵn sàng cho hôn nhân, cho trách nhiệm cùng đi với nhau đến cuối đời. Có thể nhiều người nghĩ rằng, đó chỉ là việc dọn về sống chung, cũng không vì người kia mà làm bất kì điều gì. Lúc này, suy nghĩ còn khá non trẻ, nên việc bất đồng quan điểm, cãi vã, chia tay là điều khó tránh khỏi.
Một người trưởng thành không ngừng hoàn thiện bản thân, tình yêu chính là động lực giúp họ tốt hơn mỗi ngày. Thời gian sẽ giúp hai người cùng nhau trở thành phiên bản tốt nhất. Những điều không hài lòng về nhau sẽ được hạn chế và cuộc hôn nhân của bạn vì thế sẽ tốt đẹp hơn.
2. Trưởng thành hơn, không còn tính "trẻ con" trong người
Cưới sớm, hai bạn còn trẻ, tính hiếu chiến một thời vẫn còn trong người, việc cãi vã, mâu thuẫn xảy ra như cơm bữa. Bạn sẽ không đủ bao dung để thấu hiểu cho nửa kia nên dễ dẫn đến li hôn. Một khi đã trưởng thành, chính chắn, bạn sẽ nhận ra được mình sai ở đâu, mình thiếu ở điểm nào và tự tìm cách sửa khuyết điểm, vun vén cho hạnh phúc gia đình.
3. Chính chắn hơn trong việc giải quyết mâu thuẫn
Những người kết hôn muộn thường đủ chín chắn để tránh những tổn thương không đáng có. Bởi trong cuộc sống, khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là 2 người có đủ trưởng thành để ngồi với nhau để giải quyết vấn đề.
4. Điều kiện kinh tế đầy đủ hơn
Cưới sớm, điều kiện kinh tế chưa có, chắc chắn sẽ xảy ra nhiều mâu thuẫn trong hôn nhân. Vì vậy, hãy đợi đến khi tài chính đủ để bạn có thể trang trải thì hẵng về chung một nhà.
5. Biết cách lắng nghe
Lắng nghe – kỹ năng không khó nhưng thường bị đánh giá thấp. Nếu bạn không lắng nghe, bạn thực sự không thể biết được những gì anh ấy/cô ấy cần. Nhất thiết người nói phải có người nghe. Việc lắng nghe sẽ khiến cho bạn dễ dàng cảm thông, người kia cũng mở lòng chia sẻ với bạn hơn. Đây là điều rất cần thiết đối với cuộc sống vợ chồng.
6. Hiểu được sự ràng buộc
Một trong những lời thề hôn nhân có phần: sẽ ở bên nhau dù ốm đau hay nghèo khó,... Đây không phải là trống rỗng vì ngoài tình yêu, hôn nhân còn có những sự ràng buộc khác. Bạn cần có thời gian tìm hiểu ước muốn, mục tiêu chung của hai người trước khi quyết định gắn bó cuộc đời với nhau. Điều hay sẽ giúp giảm nguy cơ tranh cãi và giữ được hạnh phúc lâu hơn so với những người kết hôn vội vàng.
7. Biết cách tôn trọng lẫn nhau
Và đến khi đủ trưởng thành, bạn sẽ nhận ra rằng, không phải yêu nhau là kè kè bên nhau sáng tối. Ai cũng có công việc của riêng mình, cách bạn thông cảm và ủng hộ người ấy cũng cho thấy được bạn yêu và tôn trọng họ đến mức nào.