Phụ Nữ Sức Khỏe

Điều gì xảy ra khi lượng đường trong máu cao? 5 dấu hiệu người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý

Nửa giờ đến một giờ sau bữa ăn, lượng đường trong máu tăng nhanh và đạt đến đỉnh điểm. Người mắc bệnh tiểu đường cần rất lưu ý.

Lượng đường trong máu bình thường là bao nhiêu?

Lượng đường trong máu ngày càng tăng cao, đe dọa sức khỏe nên nhiều người bắt đầu quan tâm đến lượng đường trong máu của mình. Thậm chí nhiều người chưa bị tiểu đường cũng thường xuyên đo chỉ số này. 

Trong cuộc sống hiện đại, thói quen hàng ngày của chúng ta đang thay đổi. Để có món ăn ngon, chúng ta đang bổ sung rất nhiều chất phụ gia và dầu trong các bữa ăn. Về lâu dài, ăn những thực phẩm này sẽ làm giảm tỷ lệ trao đổi chất và tăng lượng đường trong máu. Từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy của đường và gây ra bệnh tiểu đường.

Lượng đường trong máu nên dao động trong khoảng đường huyết lúc đói từ 3,9 đến 6,1

Phạm vi bình thường của lượng đường trong máu nên dao động trong khoảng đường huyết lúc đói từ 3,9 đến 6,1. Nửa giờ đến một giờ sau bữa ăn, lượng đường trong máu tăng nhanh và đạt đến đỉnh điểm. Thông thường, lượng đường trong máu cao nhất là dưới 10,01. Đến 2 giờ sau và lượng đường trong máu bắt đầu giảm xuống. Sau 3 giờ, đường huyết xuống dưới 7.82 và đến khi bạn đói, đường huyết dao động trong khoảng 3,9 đến 6,1.

Do đó, sau bữa ăn hai giờ, bạn nên xem xét đường huyết bất thường. Đồng thời dựa trên hai nguyên nhân gây ra đường huyết bất thường để chẩn đoán và loại trừ bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Có 5 dấu hiệu bạn cần đặc biệt lưu ý về đường huyết của mình, không nên bỏ qua.

5 dấu hiệu cho thấy nguy cơ lượng đường trong máu cao

1. Thị lực kém

Với sự phổ biến của TV, máy tính và điện thoại di động, công việc và cuộc sống của mọi người ngày càng không thể tách rời khỏi các sản phẩm điện tử này. Việc sử dụng thường xuyên các thiết bị trên khiến nhiều người bị tăng nhãn áp và suy giảm thị lực.

Tuy nhiên, bạn đừng mù quáng nghĩ rằng sử dụng các sản phẩm điện tử làm giảm thị lực. Ngoài các bệnh về mắt, nó rất có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường. Bởi bệnh tiểu đường sẽ làm tăng lượng đường glucose trong máu, khiến nhãn cầu bị vẹo ảnh hưởng đến thị lực.

2. Tiểu đêm nhiều hoặc nước tiểu có bọt

Trong trường hợp bình thường, mỗi người đi tiểu vào ban đêm 1-2 lần. Lượng nước tiểu khoảng 300-400 ml. Nếu số lần đi tiểu ban đêm nhiều hơn 3 lần hoặc lượng nước tiểu vượt quá 750 ml vào ban đêm thì gọi là tiểu đêm nhiều. Lúc này có thể là ống thận đã bị tổn thương. Trong nước tiểu xuất hiện bọt nhỏ, có thể là albumin niệu vi lượng (xuất hiện khi thận rò rỉ một lượng nhỏ albumin vào trong nước tiểu). Điều này phần lớn liên quan đến đường huyết tăng cao, thậm chí đôi khi gây ra bởi bệnh thận đái tháo đường.

3. Ngứa da

Lượng đường trong máu quá cao thực sự nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người cảm thấy ngứa da không rõ nguyên nhân. Điều đó có nghĩa là lượng đường trong máu quá cao và các bệnh ngoài da đã được loại trừ. Qua kiểm tra, có thể thấy là do lượng đường trong máu cao liên tục kích thích các mô da và niêm mạc phát ra cảnh báo. 

Dưới ảnh hưởng của lượng đường trong máu cao, sức đề kháng của da trở nên yếu, và các triệu chứng bất lợi khác nhau cũng sẽ xuất hiện. Đặc điểm rõ ràng là ngứa da không thể giải thích được trên nhiều bộ phận của cơ thể. Lời cảnh báo được đưa ra đối với bệnh tiểu đường là nên kiểm soát lượng đường trong máu hợp lý để giảm bớt tình trạng ngứa nhiều nơi trên cơ thể.

4. Khó chịu đường tiêu hóa

Khi đường huyết tăng cao, người bệnh sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng trên, tích tụ thức ăn, khó tiêu… Tuy các triệu chứng rõ ràng hơn nhưng nhiều người bệnh sẽ lầm tưởng là do các bệnh đường tiêu hóa hoặc chế độ ăn uống không sạch sẽ gây ra. Nếu tình trạng khó chịu đường tiêu hóa kéo dài cần cảnh giác. Bạn có thể đến khoa tiêu hóa hoặc khoa nội tiết của bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân cụ thể.

5. Tay chân tê bì

Lượng đường trong máu tăng cao cũng khiến cơ chế cơ thể thay đổi. Lượng đường trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể con người. Khi máu lưu thông đến các tứ chi của cơ thể con người, các chi thường bị tê liệt do lượng máu cung cấp bị chậm lại.

Khi thấy những dấu hiệu này bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu và kê đơn thuốc phù hợp. Đồng thời kiểm soát nó thông qua việc kiểm soát thuốc, tập thể dục và ăn kiêng cùng một lúc.

Sau một thời gian điều trị y tế, sự gia tăng lượng đường trong máu có thể được kiểm soát một cách hiệu quả. Nó sẽ giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường và các bệnh khác do lượng đường trong máu cao lâu dài gây ra.

Một số cách hạ đường huyết 

1. Thuốc uống

Những người không béo phì có thể dùng gliclazide, glimepiride và repaglinide để hạ đường huyết, và những người béo phì có thể dùng metformin, pioglitazone và acarbose để hạ đường huyết.

2. Ăn kiêng

Ăn kiêng là cách tốt hơn để kiểm soát đường huyết. Một số bệnh nhân nhẹ có thể đạt được mục tiêu hạ đường huyết chỉ nhờ chế độ ăn hợp lý. Đối với bệnh nhân tăng đường huyết, không nên chọn thức ăn quá nhiều calo, miễn là đáp ứng được nhu cầu sinh lý của họ. Về tỷ lệ khẩu phần ăn, lương thực chủ yếu là rau, đạm và thịt mỗi loại nên chiếm 1/3.

3. Tập thể dục

Tăng cường vận động có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp hạ đường huyết. Việc tập luyện phải tuân theo nguyên tắc kiên trì, làm đến nơi đến chốn, từng bước một.

Theo Mai Anh (theo ABLW)/Gia đinh.net

Tin liên quan

Tiêm phòng dại bị suy giảm trí nhớ?

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây ra, lây truyền từ động vật sang...

Uống quá liều thuốc Paracetamol gây ngộ độc, tổn thương gan như thế nào?

Mới đây một thiếu niên uống liên tục 15 viên thuốc paracetamol trong thời gian ngắn đã phải nhập viện....

Không cho tim mạch tổn thương bằng những biện pháp giảm nhanh cholesterol rất đơn giản này

Loại bỏ cholesterol xấu tăng cao là cách an toàn bảo vệ tim mạch, giúp bạn có sức khỏe bền...

Đừng bao giờ bỏ qua những dấu hiệu này kẻo ung thư miệng phát triển khó kiểm soát

Bệnh về răng miệng là một trong những vấn đề nhức nhối của giới y khoa, một số triệu chứng...

Ghi nhận 2 ổ dịch thủy đậu ở Đắk Lắk

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn vừa ghi nhận 2...

Sáng 17/2: Cập nhật mới nhất về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và thế giới

Đến nay đã 47 ngày Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19. Hiện còn 5 bệnh nhân...

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể mắc ung thư, cha mẹ đưa con đi khám ngay kẻo muộn

Ung thư trẻ em được chẩn đoán ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên. Số...

Tin mới nhất

Đang đưa con đi chơi, bỗng người phụ nữ lạ tới xin sợi tóc của con trai, sự việc hồi...

51 phút trước

Mẹ đơn thân để con cho bà ngoại nuôi đi lấy chồng, ngày về trào nước mắt khi nghe con...

52 phút trước

Trước cửa phòng khám thai, em thấy chồng ngoại tình nắm tay cô bồ mà nước mắt tuôn rơi

1 giờ trước

Chăm mẹ ốm trong viện, 3 con trai bàng hoàng phát hiện mình không phải con ruột, bí mật phía...

1 giờ trước

Vì một hành động vô ý này của vợ bầu, 9 tháng sau chồng khổ sở không dám mơ tưởng...

1 giờ trước

Kết quả ADN của cháu trai trùng huyết nhưng con trai không phải cha đứa trẻ, mẹ chồng sốc ngất...

3 giờ trước

Thấy vợ bị mẹ hắt nước vào mặt, chồng sững sờ rồi đáp trả bằng một hành động 'không thể...

3 giờ trước

Người đàn ông 14 năm nuôi con không cùng huyết thống và cái kết 'ngọt lịm tim' khiến người ta...

3 giờ trước

Bị bồ của chồng đánh ghen, vợ trẻ nín nhịn cho qua rồi đợi thời cơ chín muồi mới ra...

4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình