Phụ Nữ Sức Khỏe

Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi đúng cách để con có khởi đầu tốt đẹp

Bài viết sẽ giúp cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi thật khoa học, tạo nền tảng để con bắt đầu thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi sẽ tập thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Tại thời điểm này, bé cảm nhận chủ yếu nhờ khướu giác. Vì vậy, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên thường xuyên áp dụng phương pháp da kề da để bé phát triển tốt hơn.

Trong tuần đầu tiên này, cha mẹ có thể thấy bé hay giật mình, bé có thể bất ngờ nở nụ cười khi đang ngủ. Thỉnh thoảng, bé sẽ chuyển động cả hai tay và hai chân, nhịp thở không đều và có thể nhìn rõ trong khoảng cách dưới 20cm.

Để con có một khởi đầu hoàn hảo, những gợi ý dưới đây sẽ giúp cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuổi dễ dàng.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Chăm sóc cuống rốn

Cha mẹ không cần dùng cồn để vệ sinh cuống rốn trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

Theo Verywellfamily, Nhiều bậc cha mẹ có thói quen làm sạch rốn bé bằng cồn sau khi thay tã. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết cha mẹ không nên can thiệp bằng phương pháp này. Thay vào đó, cha mẹ chỉ cần vệ sinh cuống rốn bằng tăm bông và nước sôi để nguội. Cuống rốn của trẻ sẽ tự rụng trong khoảng 1 tuần.

Thay tã cho trẻ sơ sinh

Không quá khó khăn khi cha mẹ học cách thay tã nhanh chóng cho trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

Cha mẹ nên chuẩn bị sẵn tã hoặc bỉm để thường xuyên thay cho trẻ sơ sinh. Trong 6 - 12 giờ sau sinh đến 3 ngày tiếp theo, trẻ sẽ đi ngoài phân su với màu xanh đậm. Từ 5 – 7 ngày tuổi, trẻ sẽ đi đại tiện ít nhất 3 lần mỗi ngày. Phân trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn sẽ có màu vàng hoặc xanh.

Cắt móng tay

Cha mẹ nên cắt móng tay trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi vào khoảng thời gian bé ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Móng tay của bé sau khi chào đời phát triển rất nhanh. Cha mẹ có thể cắt móng tay cho trẻ sơ sinh 1 tuần bằng dụng cụ chuyện dụng. Ngoài ra, cha mẹ nên cho bé mang bao tay để tránh hiện tượng bé vô ý cào trớt mặt.

Cho trẻ bú sữa

Mỗi cữ bú của trẻ sơ sinh thường cách nhau từ 1,5 - 3 giờ đồng hồ - Ảnh minh họa: Internet

Trong tuần đầu tiên sau khi chào đời, cha mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu sau mỗi 1,5 – 3 giờ đồng hồ, đảm bảo tần suất cho con bú sữa từ 8 – 12 lần trong khoảng 24 giờ. Nếu trẻ ngủ liên tục hơn 3 giờ không chịu bú, cha mẹ nên đánh thức trẻ dậy. Từ từ cởi bỏ lớp quần áo bên ngoài và trò chuyện, trẻ sẽ thức dậy nhanh chóng.

Chăm sóc giấc ngủ trẻ sơ sinh

Thời gian ngủ chiếm gần như toàn bộ lịch sinh hoạt của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi. Cha mẹ hãy tập cho trẻ thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng chịu tuân thủ lịch trình ăn và ngủ của cha mẹ. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý:

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi cần ngủ từ 16 - 20 giờ mỗi ngày - Ảnh minh họa: Internet

- Không nên cho trẻ sơ sinh ngủ cùng giường với cha mẹ. Chỉ nên cho trẻ nằm trong nôi, cạnh giường cha mẹ để dễ quan sát.

- Luôn luôn để trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ (không nên cho bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp).

- Không nên để bất cứ đồ vật gì trong cũi nhằm hạn chế nguy cơ gây ngạt thở cho trẻ sơ sinh.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch - Ảnh minh họa: Internet

Khoảng 24 giờ sau khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng vắc xin viêm gan siêu vi B và vắc xin ngừa lao tại bệnh viện phụ sản. Sau 1 tháng, cha mẹ hãy cho trẻ tiêm chủng theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia hoặc các mũi tiêm dịch vụ với tiêu chí tiêm đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ sức khỏe tối đa.

Quan sát dấu hiệu vàng da

Một trong những mối quan tâm chủ yếu của cha mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi là kiểm tra con có bị vàng da hay không. Vàng da ở trẻ sơ sinh chủ yếu là vàng da sinh lý và sẽ biến mất trong tuần đầu tiên.

Trẻ sơ sinh vàng da sinh lý sẽ nhanh chóng hết sau 1 tuần - Ảnh minh họa: Internet

Cha mẹ có thể mang bé ra ánh sáng ban ngày, dùng tay ấn da mũi trẻ để quan sát mức độ vàng da. Nếu trẻ bị vàng da sớm kèm theo các dấu hiệu bú kém, sốt, lừ đừ, nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

Hồng Ngân

Tin liên quan

Mách mẹ cách rơ lưỡi sạch cho trẻ sơ sinh chỉ bằng 2 bước đơn giản

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoặc bú bình cần được rơ lưỡi thường xuyên để hạn chế hiện tượng lưỡi...

Cha mẹ cần biết: Trẻ sơ sinh ngủ nằm sấp có sao không?

Nhiều trẻ có thói quen ngủ nằm sấp vì cảm giác an toàn như đang nằm trong bụng mẹ. Tuy...

Hướng dẫn cha mẹ cách tắm và chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại nhà

Tắm và chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc...

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị nghẹt mũi cha mẹ cần làm gì?

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị nghẹt mũi nguyên nhân chủ yếu do cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm virus....

Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cha mẹ cần ghi nhớ 7 lưu ý quan trọng này

Không quá khó để chăm sóc đúng cách trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nếu cha mẹ biết được 7...

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng cha mẹ phải làm sao?

Phải làm sao khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thường xuyên bị đầy bụng sau khi bú mẹ hoặc...

10 nguyên nhân khiến bé sơ sinh không chịu bú bình

Bài viết sẽ chỉ ra 10 nguyên nhân khiến bé sơ sinh không chịu bú bình, cha mẹ cần biết...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

21 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

21 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 1 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 1 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 5 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình