Gần đây tôi gặp lại Hoa - một người bạn cũ, tôi nghe nói rằng cô ấy đã ly hôn. Ở tuổi 38, Hoa đang sống với con của mình, cuộc sống khá khổ sở. Hoa kể cô ấy đã có một cuộc hôn nhân kéo dài 15 năm nhưng cô không ngờ nó lại đi đến hồi kết.
Tôi còn nhớ trước đây Hoa và chồng rất tình cảm, đi đâu cũng nắm tay nhau, kể cả khi đã có con tình cảm của cả hai vẫn không hề bị ảnh hưởng. Mấy năm nay không gặp, khó có thể tưởng tượng một cuộc hôn nhân hạnh phúc như vậy cuối cùng vẫn không có kết quả tốt đẹp.
Tôi trò chuyện với Hoa, cô nói: "Thực ra, vụ ly hôn là lỗi của tôi. Tôi dựa vào tình yêu của đối phương và hành động liều lĩnh, bất chấp cảm xúc của anh ấy". Tôi an ủi cô ấy rằng vợ chồng ly hôn là lỗi của cả 2 chứ đừng tự trách bản thân mình nữa.
Hoa lắc đầu giãi bày: "Không, tất cả là lỗi của tôi. Chính tay tôi đã phá hỏng cuộc hôn nhân này. Chồng cũ của tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi".
Sau khi tâm sự, tôi phát hiện ra rằng Hoa đã phạm phải 3 sai lầm trong cuộc hôn nhân của mình. Chính cô ấy cũng ân hận thừa nhận đó là lý do họ ly hôn.
Bằng lòng với hiện tại và không nghĩ đến việc tiến bộ
Hoa đã ở nhà nội trợ được 15 năm kể từ khi kết hôn, ban đầu cô phải ở nhà chăm con vì con còn nhỏ. Sau đó, khi đứa trẻ lớn lên, chồng cũ bảo cô ra ngoài làm việc, nhưng Hoa cảm thấy quá mệt mỏi để đi làm.
Trước khi kết hôn, Hoa từng có một công việc triển vọng, cô ấy đã làm việc chăm chỉ. Nhưng sau khi kết hôn, cô ấy có một người dựa dẫm nên cô ấy nghĩ rằng mình không cần phải cố gắng một mình. Trong nhiều năm, công việc của chồng cũ vẫn thăng tiến đều đặn, và Hoa hài lòng khi chỉ bầu bạn với việc nhà, bếp núc.
Khi con nhỏ, Hoa bận chăm sóc nó. Khi đứa trẻ đi học, nhàn nhã hơn cô dành thời gian lướt mạng, xem ti vi và tụ tập buôn chuyện với hàng xóm.
Rảnh rỗi cô cũng nhắn tin cho chồng nhiều hơn. Nhưng chồng bận công việc và thường xuyên không có thời gian trả lời tin nhắn, Hoa bắt đầu cảm thấy nghi ngờ, lo lắng. Cảm giác bất an này đến từ đối phương nhưng cũng đến từ chính bản thân cô, Hoa nhận ra rằng cô hiện không thể kiểm soát được chồng.
Điều đáng sợ hơn nữa là cuộc sống lười biếng hàng ngày đã khiến Hoa tăng hàng chục cân, và cô đã trở thành một phụ nữ trung niên béo ú chẳng còn chút hấp dẫn nào. Quá bằng lòng với hiện tại, không chịu cố gắng tiến bộ, Hoa đã tự đánh mất giá trị của chính mình.
Coi thường nửa kia
Hoa không có cảm giác an toàn về mặt tâm lý, không có cảm giác ưu việt trước mặt đối phương. Để nâng cao địa vị của bản thân, cô ấy lựa chọn cách coi thường địa vị của đối phương.
Chồng cũ của Hoa là một người rất tốt, anh ấy làm việc chăm chỉ, nhanh chóng vượt trội so với đồng nghiệp và kiếm được thu nhập khá. Về tính tình, tuy ít nói nhưng nhiệt tình, thật thà và trung thực.
Khi Hoa kết hôn, những người khác đều nói rằng cô có phước. Nhưng Hoa lại không trân trọng điều may mắn này, cho dù chồng cũ của cô có làm tốt thế nào thì Hoa vẫn luôn muốn coi thường anh ta.
Ví dụ, khi chồng cũ của cô được thăng chức, Hoa nói: "Làm lâu năm rồi, lên chức là phải thôi”. Khi chồng cũ mua cho cô một chiếc váy mới, Hoa phàn nàn: "Người khác mặc nó thì đẹp, nhưng em không hợp đâu, anh chả biết tiết kiệm gì cả"...
Cuộc sống vợ chồng hơn mười năm, bên cạnh lúc nào cũng có người coi thường bạn, làm sao bạn có thể chịu đựng được?
Ban đầu, chồng cũ chỉ im lặng, nhưng mấy năm nay anh không muốn hỏi han Hoa nữa. Mọi việc dù tốt hay xấu đều do anh lo liệu, anh biết rằng có nói với Hoa cũng chỉ khiến cô tức giận hay chê bai, nên hai vợ chồng ngày càng ít nói chuyện với nhau.
Đàn ông luôn cần sự động viên, bạn càng coi thường anh ấy, trong lòng anh ấy càng cự tuyệt bạn.
Quan hệ mẹ chồng nàng dâu không tốt
Trong cuộc hôn nhân này, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu chính là nỗi đau trong lòng Hoa. Kể từ khi kết hôn, Hoa và mẹ chồng không thể hòa thuận. Mặc dù chồng cũ của cô đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện nhưng vẫn vô ích.
Thực ra, mẹ chồng Hoa là một người phụ nữ tốt bụng, cả đời ở quê làm nông. Nhưng Hoa không thích lối suy nghĩ cổ hủ của bà. Nhìn bà lem luốc thiếu sạch sẽ, cô càng không muốn bà chăm sóc con cái cô và gần như không bao giờ chào hỏi bà.
Trong thâm tâm, Hoa coi thường những người phụ nữ nông thôn như mẹ chồng của mình. Lúc sinh nở, mẹ chồng đến chăm sóc, nhưng Hoa luôn tỏ thái độ không hài lòng, cuối cùng bà phải về quê. Chồng cũ biết rằng Hoa không muốn gặp mẹ anh và anh cũng không thể ép cô hoàn thành trách nhiệm của một người con dâu.
Nhưng thấy vợ thường xuyên cằn nhằn nói xấu mẹ, là con trai, chắc anh ấy cũng khó chịu lắm, anh ấy không nói gì không có nghĩa là anh ấy không để tâm. Trong lúc ly hôn, chính chồng cũ Hoa đã nói: "Mẹ không cần giận con nữa".
Vào thời điểm đó, Hoa nhận ra rằng chồng cũ của cô luôn sợ mối quan hệ của cô với mẹ chồng.
Cuộc hôn nhân 15 năm đi đến hồi kết, có thể nói Hoa đã tự tay hủy hoại nó. Cô không tìm cách cải thiện quan hệ vợ chồng, sống dựa dẫm mà vẫn coi thường chồng, không chịu hòa hợp với mẹ chồng. Từng ấy điểm cộng lại, thực sự hôn nhân tan vỡ cũng là điều dễ hiểu. Dù rất muốn động viên bạn nhưng tôi vẫn phải thừa nhận, cô ấy đã sai.