Phụ Nữ Sức Khỏe

Hôm nay 14-6, hạn cuối 15 ngày giãn cách, TP.HCM căng thẳng nhiều điểm dịch mới

Chỉ còn 1 ngày là hết thời gian giãn cách nhưng TP.HCM đang đối diện với nhiều điểm dịch mới, chưa rõ nguồn lây.

Quân đội phun khử khuẩn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM chiều 13-6 - Ảnh: THÀNH HUY

Đặc biệt là tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, nơi tuyến đầu điều trị COVID-19 vừa phát hiện 53 nhân viên mắc COVID-19 khiến quyết định "trước giờ G" càng trở nên căng thẳng.

Ngày 13-6, Thứ trưởng Bộ Y tế NGUYỄN TRƯỜNG SƠN đã dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc với bệnh viện bị phong tỏa và ngành y tế TP.HCM. Trao đổi riêng với báo Tuổi Trẻ sau cuộc làm việc, ông cho rằng TP.HCM cần phải tập trung "rà đi soát lại" các nguy cơ trên diện rộng; phải thay đổi chiến lược xét nghiệm bằng việc vận dụng nhuần nhuyễn tất cả các hình thức, các đối tượng áp dụng và tiếp tục giãn cách xã hội... để từng bước "chặt đứt" các chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng.

Việc tiêm đủ vắc xin sẽ có hiệu lực bảo vệ, làm giảm mức độ nặng hoặc tử vong rõ rệt. Tuy vậy nếu chủ quan cho rằng đã tiêm vắc xin sẽ có tác dụng bảo vệ tuyệt đối, không nhiễm virus thì hết sức cân nhắc. Dù tiêm vắc xin nhưng tất cả phải tuyệt đối tuân thủ khuyến cáo 5K.


Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn

Xét nghiệm: phải rà đi soát lại

* Tính đến ngày 13-6, chuỗi lây nhiễm trong Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã tăng lên 53 ca. Theo ông, bệnh viện cũng như ngành y tế TP.HCM cần phải làm gì để không như trường hợp Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương?

- Tôi đánh giá tình hình ở đây rất khác so với một số bệnh viện ở phía Bắc từng bị phong tỏa. Đó là các ca nhiễm được nghi ngờ từ ngoài vào, trên các nhân viên đều đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin.

Vấn đề của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM hiện nay là phải kiểm soát bằng được 53 trường hợp đã nhiễm. Bên cạnh đó, các F1 phải được cách ly tuyệt đối, có thể 2 người 1 phòng (có vách ngăn) và không được tiếp cận, tiếp xúc với nhau.

Đối với tất cả các y bác sĩ còn lại của bệnh viện cần phải được xét nghiệm "rà qua soát lại" nhiều lần, bởi chu kỳ của virus này lây rất nhanh. Chúng tôi có khuyến cáo bệnh viện và ngành y tế cần phải tổ chức xét nghiệm 2-3 ngày/lần, nếu có "hạt sạn" nào nổi lên (ca dương tính) là bốc đi cách ly y tế ngay để đảm bảo an toàn chung.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cũng được phong tỏa trong 1 tuần (bắt đầu từ ngày 12-6) để các đơn vị chuyên môn áp dụng các biện pháp dập dịch, chuyển các trường hợp bệnh nhân không mắc COVID-19 (đang điều trị các bệnh lý khác) qua các đơn vị y tế khác trong TP...

* Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM là trung tâm điều trị COVID-19 của cả khu vực phía Nam. Khi bị phong tỏa sẽ ảnh hưởng gì đến công tác điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, thưa ông?

- Việc bị phong tỏa sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến công tác chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19 chung.

Tuy vậy, ngành y tế đã xác định nhiệm vụ này không chỉ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM mà còn các cơ sở y tế khác. 

Ngoài các đơn vị được phân công điều trị COVID-19 hiện có, bây giờ còn có thêm Bệnh viện Củ Chi vừa đi vào hoạt động với 20 giường hồi sức cấp cứu; tuyến trung ương có Bệnh viện Chợ Rẫy chuẩn bị 40 giường hồi sức, có thể mở rộng đến 100 giường và sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân nặng. 

Nói vậy để thấy rằng ngành y tế đang chủ động, kể cả trong trường hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM bị phong tỏa dài ngày và không thể nhận bệnh nhân.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (bìa phải) dẫn đầu đoàn công tác làm việc với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM sáng 13-6 - Ảnh H.T.

Thay đổi cách xét nghiệm

* Hiện nay các chuỗi lây nhiễm ở TP.HCM đều được phát hiện thông qua khám sàng lọc tại bệnh viện, nhiều ca trong số này chưa xác định được nguồn lây và đã lây lan trên một diện rộng (21/22 quận huyện), thưa ông?

- Do vậy ngành y tế TP.HCM phải xác định được các vùng cần cách ly, hoặc phong tỏa một cách thích hợp, dù đó có thể chỉ là điểm chưa lan rộng thực sự. Cần phải đánh giá đúng tốc độ lây lan của chủng virus biến thể Delta Ấn Độ (B.1.617.2) với khả năng lây lan nhanh hơn 50% so với biến thể Alpha (B.1.1.7).

Đặc biệt việc lây nhiễm này xảy ra rất nhanh, kể cả với những người đã được tiêm vắc xin 2 mũi (như nhân viên của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM). Việc "quét" qua lần 1 xác định âm tính không có nghĩa là an toàn, mà việc truy vết cần phải tiếp tục từ F1, F2, kể cả các Fn... Từ đó mới có thể chủ động trong công tác xét nghiệm trên diện rộng nhằm xác định đúng các vùng có dịch, từ đó có chiến lược cách ly phù hợp.

* Ở các khu cách ly có ca nhiễm bắt buộc phải xét nghiệm nhiều lần (ít nhất 3 lần). Nhưng với thực tế có rất nhiều ca F0 "lang thang" trong cộng đồng như hiện nay, liệu TP.HCM có nên áp dụng việc xét nghiệm nhiều lần để chủ động "bắt" F0, thưa ông?

- Theo tôi được biết, đây cũng là một chiến lược mà TP.HCM đang triển khai thực hiện. Tức là bên cạnh các khu cách ly, cần phải "rà qua, soát lại" ở các vùng lân cận "ít nguy cơ" hơn. Bởi F1 trong đợt dịch này không chỉ đơn thuần theo chiều thuận là sau một thời gian sẽ âm tính, đã có rất nhiều ca (kể ca F2, F3) dương tính, chuyển thành F0.

Ngoài ra với đặc thù là cửa ngõ giao thương, do vậy việc triển khai xét nghiệm giám sát cộng đồng, đặc biệt giám sát tại các bệnh viện, nơi có bệnh nhân sốt, ho, tức ngực, khó thở... đến khám là việc hết sức cần thiết.

TP.HCM cũng đã tập trung lấy mẫu xét nghiệm tầm soát ở khu vực bến xe, siêu thị... Tuy vậy đã có một vài ca mắc COVID-19 âm thầm "lọt" vào một số phân xưởng lớn trong các khu công nghiệp. 

Bộ Y tế khuyến cáo TP vẫn phải rà soát lại hết sức kỹ lưỡng những khu vực tập trung nhiều nhà trọ của các công nhân ở các khu công nghiệp. Điều này có thể tốn rất nhiều thời gian nhưng kiên quyết phải làm để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

* Nhiều ý kiến cho rằng TP.HCM đang "đi sau một bước" trong kiểm soát lây lan của virus. Cần phải có chiến lược mới, hình thức mới trong mở rộng xét nghiệm diện rộng thay vì chỉ tập trung mọi nguồn lực vào nhóm, địa bàn nguy cơ, với một hình thức xét nghiệm khẳng định quen thuộc: Real-time RT-PCR…?

- Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, đối với xét nghiệm (đơn) chỉ nên áp dụng theo dõi các trường hợp F1 nhằm đảm bảo thời gian từ 5-6 giờ có thể xác định được dương tính hay không mà cách ly. 

Còn đối với việc rà soát sàng lọc trong cộng đồng có nguy cơ hoặc các khu vực điểm nóng, việc test nhanh theo tôi là rất cần thiết để có thể "lọc" nhanh chóng F0, sau đó khẳng định bằng Real-time RT-PCR.

Ngoài ra với việc rà soát trong cộng đồng, chúng ta phải xác định thực hiện bằng mẫu gộp. Có thể gộp từ 5-10 mẫu xét nghiệm 1 lần theo hộ gia đình, cụm dân cư hoặc nhóm đối tượng nào đó. 

Thông qua hình thức này sẽ giúp xác định được trong cùng một hộ gia đình, cụm dân cư hoặc nhóm đối tượng có trường hợp dương tính với COVID-19. Cuối cùng "giải gộp" để xác định F0.

Bởi vậy trong chiến lược xét nghiệm của TP.HCM nói riêng và nhiều tỉnh thành nói chung, cần hài hòa giữa các biện pháp để tránh xét nghiệm mẫu đơn một cách rộng rãi quá gây lãng phí và xét nghiệm mẫu gộp gây chậm trễ trong công tác chẩn đoán.

Vấn đề chiến lược xét nghiệm cũng đã được đưa ra bàn bạc tại cuộc làm việc với ngành y tế TP.HCM, qua đó thống nhất về đơn vị được thực hiện xét nghiệm và cụ thể các đối tượng, hình thức nên áp dụng xét nghiệm như test nhanh; mẫu gộp hay mẫu đơn (để xét nghiệm Real-time RT-PCR).

Đồ họa: NHƯ KHANH

Cần tiếp tục giãn cách xã hội

* TP.HCM chỉ còn 1 ngày nữa là hết thời hạn giãn cách xã hội (toàn TP theo chỉ thị 15; quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 theo chỉ thị 16). Tuy vậy lại đang xuất hiện nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng chưa xác định nguồn lây, theo ông, liệu có cần áp dụng giãn cách nữa hay không?

- TP.HCM hiện có các khu vực nguy cơ khác nhau và đang được áp dụng hình thức giãn cách khác nhau. Do đó vấn đề này hoàn toàn xuất phát từ sự chủ động đánh giá tình hình của TP.HCM. 

Còn đối với Bộ Y tế chúng tôi chỉ khuyến cáo, với các vùng đã giảm mật độ dịch như quận Gò Vấp, để thuận lợi cho việc sản xuất lưu thông có thể áp dụng chỉ thị 15 trong thời gian tới. 

Tuy vậy việc áp dụng không nên cứng nhắc mà cần linh động bổ sung thêm một số điều của chỉ thị 16 để chặt chẽ hơn như hạn chế tụ tập đông người, khoảng cách, mở các quán ăn và điểm cung cấp các nhu yếu phẩm thiết yếu...

Còn đối với toàn TP.HCM trong bối cảnh hiện nay, theo quan điểm riêng của cá nhân tôi, việc áp dụng kéo dài thêm chỉ thị 15 là điều rất cần thiết.

Cần áp dụng chiến thuật 2 bước

* Nếu tính cả Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, hiện TP.HCM có tới 8 chuỗi lây nhiễm lưu hành, có đặc điểm chung là đều phát hiện thông qua việc khám sàng lọc... Có thể thấy mối nguy ở các bệnh viện đang rất hiện hữu...

- Để kiểm soát, theo tôi, cần phải cùng lúc thực hiện hai bước, bao gồm tầm soát ngoài cộng đồng và "chốt chặn" ở bệnh viện. Thực tế cho thấy trong số các ca mắc COVID-19 có nhiều ca không có triệu chứng, và khi không có triệu chứng chắc chắn người bệnh không vào bệnh viện khám.

Với các ca này, bắt buộc phải truy vết thần tốc đối với trường hợp đã dương tính. Bởi chỉ chậm khoảng 2-3 ngày, chủng virus đã kịp lan sang chu kỳ khác. Song song đó phải chủ động xác định các vùng và đối tượng nguy cơ để có thể sàng lọc trong cộng đồng một cách nhanh chóng, khẩn cấp.

Còn đối với người bệnh có triệu chứng vào bệnh viện, không còn cách nào khác bắt buộc mỗi bệnh viện phải nâng cao cảnh giác, sàng lọc thật nghiêm túc mới mong bảo vệ được chính mình trong bối cảnh hiện nay.

Theo Hoàng Lộc/Tuổi Trẻ

Tin liên quan

Hai người dương tính nCoV, Trung tâm Y khoa Hòa Hảo tạm ngưng nhận bệnh nhân

Từ ngày 19/5 đến nay, Trung tâm Y khoa Hòa Hảo (TP.HCM) đã có hai lần phải tạm ngưng tiếp...

Thanh niên dương tính SARS-CoV-2 đi qua chốt kiểm soát COVID-19 thách thức, đe doạ công an

Khi cán bộ công an tại chốt kiểm soát COVID-19 tiến hành kiểm tra đối với Quý, thanh niên này...

Xe cứu thương 'nhét' 12 người ở vùng dịch Bắc Ninh về Sơn La, mỗi người trả cước 300.000 đồng

Những người trên xe khai nhận, họ đi từ huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh về ngã 3 Chiềng Pấc,...

Danh sách 335 điểm phong toả tại TP Hồ Chí Minh tính đến 17h ngày 13/6

Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, đến 17 giờ ngày 13/6/2021, TP Hồ Chí Minh có tổng cộng...

53 nhân viên BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đã tiêm vaccine vẫn mắc Covid-19, vì sao?

Tính đến trưa nay, đã có 53 nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh được xác...

Mâu thuẫn gia đình, người đàn ông đâm tử vong con gái 3 tuổi rồi tự sát

Sau khi uống rượu về, Dên mâu thuẫn với gia đình và dùng dao đâm con gái 3 tuổi tử...

Làm thế nào biết có kháng thể sau khi tiêm vắc xin COVID-19?

Các nhà khoa học Đại học John Hopkins (Mỹ) tìm kháng thể bằng cách dùng phương pháp như xét nghiệm...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

10 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

10 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 1 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 1 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 1 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 5 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 5 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 10 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình