Phụ Nữ Sức Khỏe

Hồi phục kỳ diệu nhờ ghép tế bào gốc điều trị bệnh "đi bộ cũng khó thở"

Là một bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đã nhiều năm nay với mức độ nặng, phải vào viện nhiều lần vì các cơn cấp, chất lượng cuộc sống suy giảm nhưng hiện nay, sức khỏe của bác Tạ Xuân Tr. (69 tuổi, ở Hiền Ninh, Sóc Sơn) đã cải thiện rõ rệt nhờ biện pháp ghép tế bào gốc.

Cuộc sống mới sau khi ghép tế bào gốc

Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bác Tr. nhập viện trong tình trạng bệnh ở mức GOLD D, tức là tình trạng khó thở nặng.

Căn bệnh này hành hạ đến nỗi chỉ cần leo cầu thang hoặc đi bộ từ 100-200m, bác Tr. đã xuất hiện cơn khó thở. Trong một năm, bệnh nhân xuất hiện rất nhiều đợt cấp, phải nằm viện để điều trị. Bên cạnh đó, chức năng hô hấp của bệnh nhân (đo chỉ số FEV1) dưới 50%, tắc nghẽn ở mức độ nặng. 

Bác Tr. là một trong những bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính được ghép tế bào gốc tự thân từ mô mỡ vào tháng 11/2018 tại bệnh viện Bạch Mai.

Nhờ biện pháp ghép tế bào gốc này, cuộc sống của bác Tr. đã bước sang một trang mới.

Bác sỹ khám và tư vấn cho bệnh nhân đã thực hiện ghép tế bào gốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ảnh: BVCC

Trong một lần tái khám tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, bác phấn khởi cho biết sau ghép điều trị tế bào gốc đến nay đã được 11 tháng, tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt, đặc biệt là khả năng gắng sức.

"Tôi đã đi bộ được quãng đường dài hơn, leo được cầu thang với tầng cao hơn mà không xuất hiện khó thở hoặc xuất hiện khó thở với mức độ nhẹ.

Trong 1 năm vừa rồi tôi không hề xuất hiện một đợt cấp nào liên quan đến bội nhiễm. Khi xuất hiện các cơn khó thở, tôi đã tự kiểm soát được theo hướng dẫn của bác sĩ mà không phải vào viện để điều trị", bác Tr. tâm sự. 

Từ sự cải thiện sức khỏe rõ rệt này, những người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thêm hy vọng thay đổi cuộc sống nhờ ghép tế bào gốc. 

Chưa thấy biến cố bất lợi khi ghép tế bào gốc

PGS.TS Chu Thị Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hóa, có khả năng biệt hóa để trở thành các tế bào khác với các chức năng riêng biệt mới.

Tế bào gốc trưởng thành thu nhận từ tủy xương, mô mỡ…không chỉ có khả năng làm mới mà còn có khả năng biệt hóa thành nhiều kiểu tế bào khác nhau như xương, mỡ, sụn, cơ, gan, thận, tim mạch, tế bào tiết insulin, thần kinh, tế bào khí quản…

Đồng thời, tế bào gốc tự thân có tính an toàn cao. Chính vì thế, hiện nay tế bào gốc trưởng thành đang được nghiên cứu ứng dụng điều trị trong rất nhiều bệnh lý". 

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể dự phòng và điều trị được.

Theo PGS. Chu Thị Hạnh, qua các nghiên cứu cho thấy tế bào gốc trưởng thành được thấy là loại tế bào gốc đa năng có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, có khả năng di chuyển đến vùng tổn thương, có tính kháng viêm và điều hòa miễn dịch.

Vì vậy, tế bào gốc trưởng thành có thể làm chậm tiến triển của bệnh cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tủy xương, mô mỡ là nguồn cung cấp số lượng tế bào gốc trưởng thành nhiều nhất trong cơ thể. Việc dùng tế bào gốc trưởng thành tự thân giúp tránh được nguy cơ liên quan đến thải ghép. 

"Đến nay đã có 40 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này và kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy chưa có biến cố bất lợi nào liên quan đến truyền tế bào gốc tự thân từ mô mỡ, tủy xương.

Sức khỏe của các bệnh nhân đều có sự cải thiện rõ rệt và có phản hồi tích cực khi được điều trị bằng tế bào gốc. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là hướng điều trị triển vọng cho các bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính”, PGS. Hạnh nói. 

Tiêu chuẩn bệnh nhân được điều trị tế bào gốc:

- Bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT ở mức độ nặng và rất nặng theo phân loại của GOLD 2016 (ở mức GOLD C và GOLD D), trong độ tuổi từ 40 đến 80.   

- Chỉ số FEV1 (đo chức năng hô hấp cho bệnh nhân) ≤ 60%.

- Có ít nhất 2 đợt cấp hoặc ít nhất 1 đợt cấp phải nhập viện trong 1 năm trước đó.

Quy trình tiến hành:   

- Thu nhận tế bào gốc từ mô mỡ/ tủy xương.

-  Xử lý, tách chiết khối TBG từ mô mỡ/ tủy xương.

-  Truyền tĩnh mạch khối tế bào gốc tự thân từ mô mỡ/ tủy xương.

-   7 ngày theo dõi sau ghép tại phòng bệnh, ổn định sẽ ra viện.

-   Tiếp tục theo dõi gồm khám lâm sàng và xét nghiệm thăm dò cận lâm sàng 4 tuần/ 1 lần cho đến 12 tháng.

Thu Hà

Tin liên quan

Bác sĩ viện y học cổ truyền "mách" mẹ bầu bí kíp đánh bay rạn da bằng tinh dầu cọ

Theo ThS. BS Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên trưởng khoa khám, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, tinh...

Nhiều trẻ chưa 15 tuổi đã mắc ung thư buồng trứng, đừng chủ quan khi thấy dấu hiệu này

Do chủ quan với những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nhiều bé gái chỉ mới 10-12 tuổi đã...

Người phụ nữ 60 tuổi lại trẻ như 40 tuổi, bác sĩ cảnh báo không phải dấu hiệu tốt

Tại sao một người phụ nữ 60 tuổi có dung nhan như người 40 tuổi lại có liên quan đến...

Dự báo thời tiết ngày 29/9: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa to, có khả năng xảy ra lốc, sét...

Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có...

Thủ khoa toàn quốc khối A01: Học giỏi không cần dùng điện thoại, từng học 18 tiếng mỗi ngày

Nguyễn Hạo Thiên, thủ khoa khối A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh) toàn quốc với 29,6 điểm, nói có thời điểm...

Lời khai của người phụ nữ bắt cóc bé trai 2 ngày tuổi ở bệnh viện: Do không thể có...

Vào sáng 27/9, lợi dụng lúc mọi người không chú ý, Khone đã thực hiện hành vi chiếm đoạt bé...

Nghẹn ngào hình ảnh vị bác sĩ bật khóc, ôm mẹ lần cuối khi hiến tặng giác mạc của bà...

Ngân hàng Mô - Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 nhận được điện thoại thông báo, người con trai muốn...

Tin mới nhất

Những mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà

3 giờ trước

Nghiên cứu sinh Harvard ăn 24 quả trứng mỗi ngày, gây kinh ngạc sau 1 tháng

3 giờ trước

Hậu ly hôn, nữ MC 'đẹp nhất VTV' lần đầu tiết lộ chuyện bị 'theo dõi', khẳng định sẽ bình...

1 ngày 6 giờ trước

Ca sĩ 'lập dị' với cát-xê khủng khiến Quang Lê 'ngả mũ': Trang điểm đậm, ăn mặc lòe loẹt nhưng...

1 ngày 6 giờ trước

Cảnh báo những dấu hiệu của người có hệ miễn dịch kém, tạo cơ hội cho các tế bào K...

1 ngày 6 giờ trước

Tại sao uống trà và ăn bánh quy lại có hại cho sức khỏe?

1 ngày 6 giờ trước

Gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết được tiêm trong 5 ngày

1 ngày 18 giờ trước

Bác sĩ BV Bạch mai chỉ cách phòng ngừa bệnh viêm kết mạc sau mưa lũ

1 ngày 19 giờ trước

9 bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh

1 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình