Có những người nhổ lông của mình một cách kỳ lạ, chẳng hạn như tóc và lông mày. Đây là một triệu chứng được gọi là 'chứng nghiện nhổ tóc ' hoặc 'rối loạn nhổ tóc'.
Tại sao nhiều người cứ nhổ những cọng tóc bình thường của mình đi? Đó là một loại ‘rối loạn kiểm soát xung động’. 'Hành động vật lý' của việc nhổ tóc giúp giảm bớt tình trạng rơi vào trong những cảm xúc khó chịu như trầm cảm, lo lắng và sợ hãi, đồng thời đánh lạc hướng tinh thần để giúp tinh thần thoải mái hơn. Tìm kiếm nơi thư giãn cho tâm hồn và hành động nhổ lông lặp đi lặp lại nhằm thỏa mãn ham muốn (xung động) của mình.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế Behavior Therapy and Exp erimental Psychiatry, một số người thường nhổ tóc khi họ đang bực bội, mất kiên nhẫn hoặc thậm chí là buồn chán.
Điều này có thể tạm thời mang lại cho những cảm xúc tích cực như sự hài lòng và nhẹ nhõm, nhưng nó không phải là một phương pháp căn bản. Điều này là do khi lông mày của bạn trở nên dày đặc, bạn sẽ có những cảm xúc tiêu cực khác như xấu hổ và bối rối.
Chứng nghiện nhổ lông thường có xu hướng bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc tuổi vị thành niên. Trẻ em thiếu khả năng đối mặt với căng thẳng nên cố gắng giải tỏa cảm xúc bằng những cách không phù hợp như thế này. Các trường hợp bị tổn thương hoặc căng thẳng nghiêm trọng có xu hướng tích lũy và xuất hiện việc rối loạn nhổ tóc.
Một chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khác có thể khởi phát khi bệnh nhân không được phép nhổ hoặc khi bệnh nhân không còn lông để nhổ. Nó cũng có thể dẫn đến rối loạn ăn uống hoặc lạm dụng thuốc.
Điều trị chứng rối loạn nhổ tóc nư thế nào? Nếu trẻ có hành vi như vậy, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân gây ra căng thẳng cho bé. Sau khi biết được nguyên nhân và giúp giải tỏa căng thẳng một cách lành mạnh sẽ giúp giảm tần suất hoặc thậm chí ngừng hành động nhổ lông của bé. Ngoài ra còn có một cách nữa là khuyến khích con chơi nhạc cụ hoặc chơi với đất sét để chúng không chạm tay vào tóc hoặc lông mày của mình nữa.
Những người nhổ tóc vì họ cần được an ủi nhưng họ không tìm thấy một ai để họ có thể chia sẻ những cảm xúc của bản thân. Cách tốt nhất là họ nên nói chuyện với một người có cùng sự đồng điệu với mình hoặc có thể nhận được lời khuyên từ chuyên gia. Ngoài ra còn có phương pháp điều trị bằng thuốc bao gồm thuốc chống trầm cảm hoặc liệu pháp tâm lý, hoặc kết hợp cả hai.
Nếu có những người xung quanh bạn đang có dấu hiệu nhổ tóc, bạn nên giúp đỡ bằng cách chia sẻ câu chuyện với họ và dành cho họ sự cảm thông, an ủi.